4.24.2008

Sài Gòn - những phút cuối cùng hoảng loạn

Sài Gòn - những phút cuối cùng hoảng loạn

QĐND Chủ Nhật, 29/04/2007, 10:56 (GMT + 7)
Tháng 4-1975, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam. Sự kiện này cũng đánh dấu thất bại quân sự toàn diện duy nhất trong lịch sử nước Mỹ. Oa-sinh-tơn đã phải bỏ đồng minh để tháo chạy. Phóng viên BBC Brai-ơn Ba-rôn, người trực tiếp đưa tin về cuộc chiến trong sáu năm và chứng kiến chiếc máy bay trực thăng cuối cùng rời Tòa đại sứ Mỹ đã có những kỷ niệm không thể nào quên về những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn...

Cuộc tháo chạy trong sợ hãi

Chưa bao giờ tôi cảm thấy cần một chiếc trực thăng như hồi mùa xuân năm 1975 tại căn cứ không quân Tuy Hòa. Ngoài đường không ra, chẳng có cách nào để tiếp cận điểm “nóng”. Lúc đó, căn cứ này là nơi gần nhất với cuộc triệt thoái quân sự lớn nhất cuối thế kỷ 20. 2000 xe tăng, chiến xa cùng 200 nghìn lính Việt Nam Cộng hòa tán loạn bỏ chạy trước sức mạnh vũ bão của bộ đội Cộng sản. Cuộc tháo chạy này dẫn tới sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền Sài Gòn vài tuần sau đó.

Đánh chiếm Bộ tổng tham mưu ngụy (ảnh tư liệu)

Tôi chạy tới một chiếc Huey đang tiếp nhiên liệu, xin được đi nhờ. Cuối cùng, phi công, một viên thiếu tá đã chán ngấy cuộc chiến, gật đầu ra hiệu cho phép tôi và anh quay phim người Pháp Ê-rích Thai-rơ lên khoang. Vài phút sau, từ độ cao khoảng 300 mét, chúng tôi được chứng kiến đội quân bị bao vây, đang tán loạn trong sợ hãi. Đạn bắn lên từ họng đủ mọi loại súng, từ tiểu liên, trung liên, đại liên tới rốc-két. Chiếc Huey không có cửa sổ, ghế ngồi hay dây an toàn, tất cả được tháo ra để lắp thêm phụ kiện cho cỗ máy giết người. Súng máy từ trên chiếc trực thăng vãi đạn lung tung xuống dưới, chẳng biết trúng vào bên nào.

Nuốt lời hứa

Chỉ vài tuần sau, tôi lại thấy những chiếc trực thăng thật đáng ghét khi quay cảnh chuyến bay cuối cùng của người Mỹ rời Sài Gòn. Chúng tôi quyết tâm ở lại xem bộ đội Cộng sản đánh chiếm thành phố thế nào và cuộc chiến tôi đã đưa tin suốt sáu năm trời kết thúc ra sao. Chiếc trực thăng “cẩu” 10 lính thủy quân lục chiến Mỹ khỏi nóc Tòa đại sứ Mỹ. Lúc đó tầng trệt của tòa nhà trông như một pháo đài này bị những kẻ hôi của đốt phá. Ngoài cổng là một đám đông bu kín, kêu gào đòi được di tản.

Từ trên nóc khách sạn, chúng tôi cũng nhìn thấy sân bay Tân Sơn Nhất bị pháo kích dữ dội. Và hình ảnh đáng nhớ nữa là trên nóc các tòa nhà cao tầng trong thành phố lố nhố những người đang chờ đợi trực thăng đến đưa đi trong tuyệt vọng. Họ là những người được các ông chủ là CIA hay các cơ quan quân sự Mỹ khác hứa sẽ đưa đi di tản. Nhưng trong hỗn loạn, lời hứa đã bị nuốt một cách nhẹ nhàng. Trực thăng chẳng bao giờ đến.

Chúng tôi cảm nhận được những thời khắc cuối của cuộc chiến đã đến khi vữa tường tại phòng thu âm của Đài phát thanh Sài Gòn rơi xuống lả tả. Tôi và E-ríc phải tới tận đó để liên lạc với Luân Đôn do không còn đường dây điện thoại nào hoạt động một cách đáng tin cậy. Tòa nhà rung lên, chiếc mi-crô tung lên trần, bay vèo qua đầu tôi. Vài phút sau tôi mới biết, bộ đội Cộng sản vừa dùng máy bay mới thu được oanh tạc Phủ tổng thống ở ngay đầu con đường.

Tôi chạy tới một chiếc Huey đang tiếp nhiên liệu, xin được đi nhờ. Cuối cùng, phi công, một viên thiếu tá đã chán ngấy cuộc chiến, gật đầu ra hiệu cho phép tôi và anh quay phim người Pháp Ê-rích Thai-rơ lên khoang. Vài phút sau, từ độ cao khoảng 300 mét, chúng tôi được chứng kiến đội quân bị bao vây, đang tán loạn trong sợ hãi. Đạn bắn lên từ họng đủ mọi loại súng, từ tiểu liên, trung liên, đại liên tới rốc-két. Chiếc Huey không có cửa sổ, ghế ngồi hay dây an toàn, tất cả được tháo ra để lắp thêm phụ kiện cho cỗ máy giết người. Súng máy từ trên chiếc trực thăng vãi đạn lung tung xuống dưới, chẳng biết trúng vào bên nào.

Nuốt lời hứa

Chỉ vài tuần sau, tôi lại thấy những chiếc trực thăng thật đáng ghét khi quay cảnh chuyến bay cuối cùng của người Mỹ rời Sài Gòn. Chúng tôi quyết tâm ở lại xem bộ đội Cộng sản đánh chiếm thành phố thế nào và cuộc chiến tôi đã đưa tin suốt sáu năm trời kết thúc ra sao. Chiếc trực thăng “cẩu” 10 lính thủy quân lục chiến Mỹ khỏi nóc Tòa đại sứ Mỹ. Lúc đó tầng trệt của tòa nhà trông như một pháo đài này bị những kẻ hôi của đốt phá. Ngoài cổng là một đám đông bu kín, kêu gào đòi được di tản.

Từ trên nóc khách sạn, chúng tôi cũng nhìn thấy sân bay Tân Sơn Nhất bị pháo kích dữ dội. Và hình ảnh đáng nhớ nữa là trên nóc các tòa nhà cao tầng trong thành phố lố nhố những người đang chờ đợi trực thăng đến đưa đi trong tuyệt vọng. Họ là những người được các ông chủ là CIA hay các cơ quan quân sự Mỹ khác hứa sẽ đưa đi di tản. Nhưng trong hỗn loạn, lời hứa đã bị nuốt một cách nhẹ nhàng. Trực thăng chẳng bao giờ đến.

Chúng tôi cảm nhận được những thời khắc cuối của cuộc chiến đã đến khi vữa tường tại phòng thu âm của Đài phát thanh Sài Gòn rơi xuống lả tả. Tôi và E-ríc phải tới tận đó để liên lạc với Luân Đôn do không còn đường dây điện thoại nào hoạt động một cách đáng tin cậy. Tòa nhà rung lên, chiếc mi-crô tung lên trần, bay vèo qua đầu tôi. Vài phút sau tôi mới biết, bộ đội Cộng sản vừa dùng máy bay mới thu được oanh tạc Phủ tổng thống ở ngay đầu con đường.

Ba-rôn tường thuật sự kiện chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng ngày 30-4-1975 (Ảnh: BBC)

Chúng tôi nhận được lệnh của ban lãnh đạo BBC là phải di tản khẩn cấp khỏi Sài Gòn. Tuy nhiên, chúng tôi đã kháng lệnh. Là phóng viên, làm sao chúng tôi có thể ngoảnh mặt bỏ đi trước một sự kiện lịch sử có một không hai như vậy?

Chiến thắng thần tốc

Sài Gòn đang sụp đổ. Nhằm thể hiện sự trung lập, chúng tôi cắm cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên mui ô tô. Biết rằng xe tăng của quân đội Cộng sản sắp tiến vào thành phố. Chúng tôi phi ra cầu Sài Gòn để ghi hình. Tôi ngồi ở băng ghế sau đọc một cuốn sách về nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Tướng Võ Nguyên Giáp. Bất chợt, một tiểu đội lính Việt Nam Cộng hòa xuất hiện, dừng xe chúng tôi lại. Viên sĩ quan chỉ huy râu ria xồm xoàm cùng đám lính chĩa súng vào đầu chúng tôi. Tay chỉ huy buộc tội chúng tôi làm gián điệp và bắt chúng tôi phải lái xe chắn ngang cây cầu. Nghe thấy hắn gào lên điên loạn như vậy, tôi vội vàng giấu cuốn sách xuống dưới ghế. Viên sĩ quan này không lâu sau đã chết khi nhảy xuống sông để tìm đường thoát thân.

May mắn không hiểu thế nào, đám lính lại thả chúng tôi. Chúng tôi run run đi bộ trở về trung tâm thành phố. Một tiếng sau chúng tôi chạy thục mạng tới Dinh Độc lập khi xe tăng bộ đội Cộng sản húc đổ cánh cổng dinh. Tôi đã đứng cạnh Tổng thống chế độ Sài Gòn Dương Văn Minh khi ông ta đầu hàng.

Buổi chiều hôm ấy, chúng tôi quay lại cầu Sài Gòn. Chiếc ô tô bị xe tăng bộ đội Cộng sản trong cuộc tiến quân thần tốc cán bẹp lép, không còn ra hình thù gì. Tuy nhiên, lá cờ vẫn còn đó. Nó được cắm bên thành cầu, bay phấp phới.

ĐẶNG NGUYỄN

4.22.2008

Cập nhật, Thứ bảy, 09/02/2008, 15:50 GMT+7
Liên tục đạt được những thành công trong nghiên cứu khoa học, ông Võ Đình Tuấn - một Tiến sĩ Vật lý gốc Việt vừa được Công ty tư vấn và kinh doanh toàn cầu Creator Synectics bình chọn là một trong “100 thiên tài đương thời thế giới".


Ngoài cương vị là Viện trưởng Viện Fitzpatrick của Đại học Duke (thuộc Bắc Carolina, Mỹ), ông Tuấn hiện còn là viện sĩ Viện Hóa học, biên tập viên và cố vấn của nhiều tạp chí quốc tế chuyên ngành.


Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, sau khi tốt nghiệp trung học, ông Tuấn sang Thụy Sĩ du học và lấy bằng cử nhân vật lý năm 1971. Bốn năm sau, ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ hóa lý sinh tại Viện Công nghệ Liên bang Zurich và sang định cư tại Mỹ.

Bằng phát minh đầu tiên của ông Tuấn được trao năm 1987 là sáng chế "Băng dán cứu sinh", một loại băng rất nhỏ và dễ sản xuất hàng loạt, dùng để gắn lên áo của công nhân khi họ làm việc trong những môi trường có nguy cơ cao, nhằm ghi lại các thông số của loại chất độc hại mà họ bị mắc phải trong quá trình lao động.


Lĩnh vực y khoa thế giới đã ghi nhận nhiều phát minh của ông về những hệ thống chẩn đoán sử dụng việc khám phá các ADN gây bệnh tiểu đường và ung thư. Tất cả các hệ thống này đều dựa trên phương pháp "tia sáng đồng hành" dễ ứng dụng. Phương pháp này của ông đã được các công ty dược và tổ chức môi trường Hoa Kỳ chấp nhận.


Năm 2003, ông còn là một trong bốn nhà khoa học Mỹ gốc Á được Cơ quan Thương hiệu và phát minh Hoa Kỳ (USPTO) tôn vinh. Theo đánh giá của USPTO, những phát minh của tiến sĩ Võ Đình Tuấn đã góp phần làm cho Mỹ trở thành một trong những nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới.


Sau gần 30 năm hoạt động khoa học, đến nay ông Võ Đình Tuấn đã có hơn 30 bằng phát minh và sáng chế đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực môi trường, sinh học và y học. Ngoài ra, ông Tuấn còn đoạt 5 giải thưởng Nghiên cứu và Phát triển vào các năm 1981, 1987, 1992, 1994 và 1996, đồng thời là tác giả của hơn 300 công trình được in ấn trên các tạp chí khoa học.


“Những nghiên cứu của tôi chỉ có mục đích đơn giản là góp phần làm giảm những nỗi đau của con người và cái khó nhất đối với bệnh nan y như ung thư hay AIDS chính là phát hiện ra nó”, ông Tuấn khiêm nhường nói.

Nhà khoa học tài năng này hiện đang tiếp tục theo đuổi mục đích cải tiến công nghệ sản xuất thiết bị y khoa hiện đại, có kích thước nhỏ và giá thành thấp nhằm góp phần nâng cao tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí trong chẩn đoán và điều trị bệnh.


Hiện nay, có khoảng 3,5 triệu Việt kiều đang sinh sống tại 94 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhiều người trong số họ đã rất thành đạt, có vị trí và những đóng góp đáng kể tại các nước sở tại./.
TTXVN

Việt kiều Võ Đình Tuấn được bầu chọn là một trong "100 thiên tài đương thời thế giới"

Cập nhật, Thứ bảy, 09/02/2008, 15:50 GMT+7
Liên tục đạt được những thành công trong nghiên cứu khoa học, ông Võ Đình Tuấn - một Tiến sĩ Vật lý gốc Việt vừa được Công ty tư vấn và kinh doanh toàn cầu Creator Synectics bình chọn là một trong “100 thiên tài đương thời thế giới".


Ngoài cương vị là Viện trưởng Viện Fitzpatrick của Đại học Duke (thuộc Bắc Carolina, Mỹ), ông Tuấn hiện còn là viện sĩ Viện Hóa học, biên tập viên và cố vấn của nhiều tạp chí quốc tế chuyên ngành.


Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, sau khi tốt nghiệp trung học, ông Tuấn sang Thụy Sĩ du học và lấy bằng cử nhân vật lý năm 1971. Bốn năm sau, ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ hóa lý sinh tại Viện Công nghệ Liên bang Zurich và sang định cư tại Mỹ.

Bằng phát minh đầu tiên của ông Tuấn được trao năm 1987 là sáng chế "Băng dán cứu sinh", một loại băng rất nhỏ và dễ sản xuất hàng loạt, dùng để gắn lên áo của công nhân khi họ làm việc trong những môi trường có nguy cơ cao, nhằm ghi lại các thông số của loại chất độc hại mà họ bị mắc phải trong quá trình lao động.


Lĩnh vực y khoa thế giới đã ghi nhận nhiều phát minh của ông về những hệ thống chẩn đoán sử dụng việc khám phá các ADN gây bệnh tiểu đường và ung thư. Tất cả các hệ thống này đều dựa trên phương pháp "tia sáng đồng hành" dễ ứng dụng. Phương pháp này của ông đã được các công ty dược và tổ chức môi trường Hoa Kỳ chấp nhận.


Năm 2003, ông còn là một trong bốn nhà khoa học Mỹ gốc Á được Cơ quan Thương hiệu và phát minh Hoa Kỳ (USPTO) tôn vinh. Theo đánh giá của USPTO, những phát minh của tiến sĩ Võ Đình Tuấn đã góp phần làm cho Mỹ trở thành một trong những nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới.


Sau gần 30 năm hoạt động khoa học, đến nay ông Võ Đình Tuấn đã có hơn 30 bằng phát minh và sáng chế đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực môi trường, sinh học và y học. Ngoài ra, ông Tuấn còn đoạt 5 giải thưởng Nghiên cứu và Phát triển vào các năm 1981, 1987, 1992, 1994 và 1996, đồng thời là tác giả của hơn 300 công trình được in ấn trên các tạp chí khoa học.


“Những nghiên cứu của tôi chỉ có mục đích đơn giản là góp phần làm giảm những nỗi đau của con người và cái khó nhất đối với bệnh nan y như ung thư hay AIDS chính là phát hiện ra nó”, ông Tuấn khiêm nhường nói.

Nhà khoa học tài năng này hiện đang tiếp tục theo đuổi mục đích cải tiến công nghệ sản xuất thiết bị y khoa hiện đại, có kích thước nhỏ và giá thành thấp nhằm góp phần nâng cao tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí trong chẩn đoán và điều trị bệnh.


Hiện nay, có khoảng 3,5 triệu Việt kiều đang sinh sống tại 94 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhiều người trong số họ đã rất thành đạt, có vị trí và những đóng góp đáng kể tại các nước sở tại./.
TTXVN

4.01.2008

3 giải pháp “cứu” môn Lịch sử

Dân trí điện tử Thứ Ba, 01/04/2008 - 5:03 PM
(Dân trí) - Xem thường việc nghiên cứu và giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ chắc chắn là một sai lầm nghiêm trọng, mà tai họa của nó sẽ không sao lường hết được! Việc dạy và học sử ở nước ta đang có những vấn đề rất nan giải, đáng báo động.

Vì thế, gần 30 nhà sử học, các nhà giáo lão thành, lãnh đạo các trường đại học và các thày, cô giáo dạy sử cấp phổ thông đã cùng ngồi lại bàn bạc về vấn đề này trong Hội thảo "Thực trạng việc dạy và học môn lịch sử trong trường phổ thông - Nguyên nhân và Giải pháp" do hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam vừa tổ chức.

Dưới đây là tổng hợp của Dân trí về 3 giải pháp "cứu" môn Lịch sử được căn cứ trên những ý kiến từ cuộc Hội thảo khoa học này. Bản kiến nghị chính thức về các giải pháp cho môn Lịch sử do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam thực hiện gửi Bộ GD- ĐT dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 4 tới.

Phải lấy lại công bằng cho môn Lịch sử!

Phải có sự thay đổi mang tính cách mạng về quan niệm đối với môn Lịch sử ở bậc phổ thông được các ý kiến thống nhất là giải pháp hàng đầu. Phải có quan niệm đúng về bộ môn Lịch sử từ các cấp quản lý giáo dục đến cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Không có quan niệm đúng về môn học thì tất cả những đề xuất về đổi mới nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn đều không thể thực hiện được.

Trên thế giới, các nước đều coi môn Lịch sử là một trong những môn học cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông. Nước ta trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, môn Lịch sử, trước hết là môn quốc sử, càng giữ vai trò quan trọng trong trang bị kiến thức cơ sở, giáo dục các giá trị truyền thống, góp phần xác lập bản lĩnh con người để thế hệ trẻ cùng với nền tảng giáo dục phổ thông, có thể bước vào đời, thực hiện trách nhiệm công dân đối với xã hội.

Nhưng, sau bậc học phổ thông, chỉ có một số ít học sinh đi các các ngành của khoa học lịch sử, còn đại bộ phận đi vào các ngành khoa học khác mà không còn tiếp tục học môn lịch sử. Vì vậy đối với thế hệ trẻ, kiến thức lịch sử chỉ được trang bị chủ yếu qua môn sử cấp phổ thông, cộng với những hiểu biết được bổ sung qua đọc sách báo hay tự học.

Nếu không sớm cải cách môn Lịch sử ở cấp học phổ thông, khắc phục tình trạng sa sút đến mức báo động như hiện nay thì sẽ tạo ra những hẫng hụt trong kiến thức về lịch sử Việt Nam và thế giới, để lại những hệ quả rất đáng lo ngại trong kế thừa các giá trị di sản lịch sử và văn hóa dân tộc, trong gìn giữ bản sắc dân tộc, trong định hướng phát triển nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam nhất là khi giao lưu và đối thoại với các nền văn minh, văn hóa thế giới.

Nên có hai bộ sách giáo khoa Lịch sử

Hiện tại cũng có nhiều loại sách học lịch sử cho học sinh (sách chuyên ban, sách đại trà, sách nâng cao, sách tham khảo, sách bài tập, sách ôn luyện…), trong đó sách giáo khoa chuẩn vẫn là sách cho đại trà (đại bộ phận học sinh toàn quốc). Bộ sách chuẩn này nên chia làm 2 bộ: một bộ chuẩn kiến thức môn lịch sử và một bộ giáo khoa tham khảo.

Bộ chuẩn kiến thức thật tinh gọn và bộ giáo khoa tham khảo thật đầy đủ. Đây là hai bộ song hành nhưng không phải bộ này là tóm tắt của bộ kia hay bộ này hoàn thiện bộ kia.

Nội dung bộ chuẩn kiến thức ở cấp 1 chỉ nên là những bài học lịch sử về các nhân vật lịch sử; còn bộ giáo khoa tham khảo ở cấp này là những mẩu chuyện hay chuyện kể lịch sử, xây dựng lịch sử thành truyền thuyết (truyền thuyết hóa, thần thoại hóa lịch sử)

Nội dung bộ chuẩn kiến thức ở cấp 2 là những sự kiện lịch sử; bộ giáo khoa tham khảo ở cấp 2 cũng xoay quanh các mô tả về sự kiện lịch sử, nên viết dưới dạng tư liệu lịch sử hay sử ký.

Nội dung bộ chuẩn kiến thức cấp 3 là những vấn đề lịch sử (gồm cả nội dung và ý nghĩa, bản chất sự vật sự việc và nhận định đánh giá); còn bộ sách giáo khoa tham khảo cấp 3 viết như bộ giáo khoa đã có, nhưng nên thể hiện nhiều chiều, nhiều phía, chứ không nên một chiều như hiện nay.

Cần chọn lựa tác giả là những người giỏi về chuyên môn, nhiều kinh nghiệm sư phạm. Cần một đội ngũ phản biện, góp ý kiến có trình độ khoa học, có kinh nghiệm sư phạm và có nhiệt tâm với tinh thần trách nhiệm cao. Bên cạnh các nhà sử đầu ngành rất cần có sự góp ý của giáo viên giỏi ở THPT, họ là những người gần gũi học sinh có thể nhận biết khả năng tiếp thu của học sinh đối với từng trang sách, có thể góp nhiều ý kiến xác đáng phù hợp với thực tiễn giảng dạy trong nhà trường. Hội đồng thẩm định nhất thiết phải có thầy cô giáo phổ thông.

Đào tạo lại đội ngũ giáo viên dạy Sử

Đồng thời với việc khôi phục vị trí môn sử trong trường phổ thông, ngành giáo dục phải tập trung đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên dạy sử trong toàn quốc và xem đây như là một trong những việc lớn của chiến lược giáo dục Việt Nam cho đến năm 2020.

Phải kiên quyết lấy điểm chuẩn tuyển sinh cao, không chạy theo số lượng nhằm chọn lọc được những sinh viên ưu tú và say mê sử học, đặc biệt chú ý đến hệ cử nhân tài năng trong ngành sử. Phải có một chương trình dài hạn nhằm không ngừng bổ sung kiến thức và phương pháp giảng dạy lịch sử cho đội ngũ giáo viên phổ thông.

Mỗi năm vào mùa hè ngành giáo dục nên tổ chức nhiều lọai hình học tập linh họat, hiệu quả nhằm nâng dần chất lượng và lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên môn sử. Phải hết sức chú ý khuyến khích giáo viên dạy sử ở phổ thông tiếp tục học sau đại học, đạt được trình độ thạc sĩ, tiến sĩ Lịch sử.

Hội khoa học Lịch sử ở trung ương và các tỉnh, thành phố nên chú ý lôi cuốn đội ngũ giáo viên dạy sử gia nhập hội và có nhiều phong trào giúp họ nâng cao trình độ học thuật và phương pháp giảng dạy lịch sử.

Mai Minh (tổng hợp)