6.05.2008

Quỷ Satan mang tên Bill Gates


Đang là thần tượng của không ít người nhưng Bill Gates cũng là kẻ thù không đội trời chung của một số khác. Nhiều người xem ông là anh hùng mã thượng, nhưng cũng có ý kiến xem Gates “chỉ là một kẻ gian hùng, khôn lanh và quỷ quyệt”.

Thậm chí họ còn gọi ông là Quỷ Santan Bill Gates.

Để tránh cái biệt danh “Kẻ làm việc thiện bủn xỉn”, Gates tuyên bố ông cùng vợ thành lập Hiệp hội thư viện Gates trị giá khoảng 200 triệu USD. Tuy nhiên, đó lại là một ví dụ nữa cho thấy ranh giới mập mờ giữa làm từ thiện và chiến lược công ty.

Stewart Alsop, chủ của Agenda, viết trên tờ Fortune hồi tháng 9/1996 rằng ông đã tiên liệu trước cái chết của Netscape. Hệ trình duyệt Internet Explorer của Microsoft mới chỉ lác đác xuất hiện trên thị trường một năm trở lại, thị phần cũng chỉ khoảng 10%. Tuy nhiên, với Alsop, điều đó có nghĩa dự đoán của ông chỉ một hoặc hai năm nữa sẽ thành hiện thực. “Chủ tịch Bill Gates đã biến con vật kếch sù phần mềm (Netscape) trở thành của chẳng đáng một xu” - tuần báo Newsweek viết như vậy trong số cuối năm.

“Chẳng đáng một xu” - đó là lối sáo ngữ trong nội bộ công nghiệp phần mềm. Và nếu đó không phải không đáng một xu như Gates đã phù phép thì ông cũng đã làm đảo lộn cả một lĩnh vực giống như sao đổi ngôi hoặc thay đổi hướng di chuyển giữa chừng, như động tác của Micheal Jordan trên sân bóng rổ. “Gates làm được cái mà chỉ có một vài giám đốc điều hành dám làm” - Jeffrey Katzenberg nhận xét, trong cuộc trả lời phỏng vấn của tờ Newsweek. Katzenberg chính là đồng sáng lập của DreamWorks và đồng thời là đối tác của Gates. “Ông ấy đã kiếm được 8 tỉ USD, một công ty với 20.000 nhân công và làm một cú quay ngoắt đầy bất ngờ''.

Thực sự, Gates phải mất 18 tháng để làm cú đảo ngược tình thế. Và ông không làm điều đó nhiều, vào ngày 7/12, thời điểm tăng tốc nỗ lực trong Microsoft. Đầu năm 1997, Microsoft chỉ là một công ty hầu như kiếm tiền chủ yếu từ hệ điều hành và phần mềm ứng dụng Office, cái mà chính Microsoft thành thật nhìn nhận là “Những ứng dụng năng suất”. Tuy nhiên, báo chí lại viết với một sự kinh ngạc về khả năng của ông như thể ông đã lấy một cỗ xe độc mã rệu rã – một nhà máy sản xuất – rồi tân trang lại để tận dụng lợi thế của thị trường ghế xe hơi bọc da trong tương lai. Ông có thể biến rơm thành vàng. Ông có thể biến nước thành dầu. Ông là nhà phù thủy tài ba. George Gilder chẳng ngại ngần tuyên bố Gates là CEO số một của nước Mỹ.
Tỷ phú Bill Gates. Ảnh: celebrity.

Ở mỗi thời đều có một biểu tượng xứng đáng. Miền tây hoang dã hồi thế kỷ 19 đã cho chúng ta những nhà tư bản cao su. Vào thời tiêu dùng tăng vọt của thập niên 1980, chúng ta được thấy Micheal Milken và Ivan Boesky đã tham lam như thế nào. Rồi cơn bão kiếm tiền của thập niên 1990 đã cho ra đời những kẻ tham công tiếc việc, ngoan cố để kiếm được hàng đống tiền, có khi lên đến hàng chục tỉ đô la. Chúng ta có thể bị chế ngự bởi sự thừa mứa tồi tệ nhất của thập niên 1980, song miễn là các công ty không đổ dầu ra cảng và chúng thực sự làm được điều gì đó thì ở đây vẫn còn cái để yêu. Microsoft là một công ty đáng để chúng ta trân trọng, một công ty không thuốc lá, thân thiện với môi trường, một công ty tạo thế cạnh tranh tuyệt hảo cho nước Mỹ.

Điều gì xảy ra nếu Gates là Thành Cát Tư Hãn của chủ nghĩa tư bản, nếu thỉnh thoảng điểm vào cách ứng xử hung bạo, tàn ác hoặc ít nhất cũng thô lỗ quê kệch của Steve Ballmer. Tiền bạc là câu chuyện của những năm 1990 và những người thực hành có khả năng nhất chính là ông bầu của chúng ta. Vào thời điểm này hoặc thời điểm khác, liệu có ai từng nghĩ cuộc sống sau này của mình sẽ dễ dàng thế nào nếu chỉ, 10 năm trước đó, đã từng mua một chút “tầm nhìn” của người đàn ông này?

Năm 1997, Microsoft đã ra thông cáo báo chí, tuyên bố là công ty Mỹ “hào phóng nhất” đối với các chương trình làm từ thiện. Ngay sau đó, công ty tuyên bố đã tài trợ cả tiền mặt và phần mềm với tổng trị giá lên tới 73,2 triệu USD, và cái tin này đã chiếm cả một trang trên tờ The Wall Street Journal. Có điều, 15% tổng trị giá đó là phần mềm tài trợ cho một tổ chức nhân đạo. Mặt khác, Microsoft đã định giá phần mềm bằng giá bán lẻ, do đó một bản Microsoft Office chỉ tốn từ 1 hoặc 2 USD để đóng gói và dán tem đều được tính giá 599 USD.

Nếu tính theo cách đó, IBM thực sự đã viện trợ nhân đạo hơn Microsoft khoảng 20 triệu USD, trừ một điều, IBM không định tổng giá trị viện trợ theo giá bán lẻ. Có người cho rằng, việc Microsoft tài trợ phần mềm cho trường học hoặc thư viện khó có thể liệt vào hành động viện trợ nhân đạo. “Cho phần mềm là một chiến lược tiếp thị hợp lý” - Tom McNichol bình luận như vậy trên tờ Salon, một trong những tạp chí có uy tín nhất nước Mỹ. “Tuy nhiên, đó không phải là hành động từ thiện, có cái gì còn hơn thế khi Ford Foundation bỏ ra hàng triệu đô la cung cấp bộ phận truyền lực miễn phí mà chỉ thích hợp với các loại xe của hãng Ford”.

Năm 1997, cá nhân Gates tài trợ 20 triệu USD cho Đại học Cambridge để xây dựng tòa nhà mang tên ông. Một năm trước, Gates cũng bỏ ra 15 triệu USD viện trợ cho Đại học Harvard (cũng cùng một mục đích) và 12 triệu USD cho Đại học Washington. Và giới hoạt động nhân đạo coi Gates chẳng hơn gì chính công ty của ông. Quy luật không chính thức là viện trợ chỉ 1% trong tổng thu nhập một năm. Trong một thập niên tính đến năm 1997, Gates đã tài trợ tổng cộng khoảng 70 triệu USD, hoặc 1/3 trong 1% tổng thu nhập của ông vào thời điểm đó.

Trong khi đó, ông ta lại bỏ ra gần một nửa để mua đồ trang sức cho riêng mình, một trong số các bản thảo của danh họa Leonardo da Vinci. Gates giàu đến nỗi có thể qua mặt được cả Chính phủ Italia để mua bản thảo đó với giá 31 triệu USD để khóa vào tủ kính trong nhà riêng của mình. “Không quan trọng là anh có bao nhiêu, vấn đề là anh muốn hơn thế” – Ted Turner trả lời phỏng vấn Larry King sau khi Turner hứa tài trợ 1 tỷ USD cho Liên Hiệp Quốc. “Trong 9 tháng trước, lợi nhuận thực của Turner nhảy từ 2,2 tỷ USD lên tới 3,2 tỷ USD. Và khoản 1 tỷ viện trợ cho Liên Hiệp Quốc, theo ông này, chẳng là cái gì đó to tát. Ngược lại, lợi nhuận thực của Bill Gates tăng thêm 20 tỷ USD trong cùng thời gian.”

Để tránh cái biệt danh “Kẻ làm việc thiện bủn xỉn”, Gates tuyên bố ông cùng vợ thành lập Hiệp hội thư viện Gates trị giá khoảng 200 triệu USD. Tuy nhiên, đó lại là một ví dụ nữa cho thấy ranh giới mập mờ giữa làm từ thiện và chiến lược công ty. Microsoft có thể tài trợ 200 triệu USD bằng phần mềm, song hiệp hội phải dùng hầu hết số tiền để đào tạo nhân sự về việc sử dụng máy vi tính dùng hệ điều hành Windows và trình duyệt Internet Explorer. Đó chính là một món quà nữa không phải ngẫu nhiên đã làm lợi cho Microsoft. Đó đồng thời cũng là khoản thù lao của người đàn ông có tới 40 tỉ USD. Tính đến đầu năm 1998, Gates đã tài trợ tổng số 270 triệu USD, chưa đến 1% tổng thu nhập thực của ông. Một năm sau, Gates và vợ tuyên bố viện trợ thêm 100 triệu USD cho các chương trình tiêm phòng trẻ em ở thế giới thứ ba, chưa tới một nửa trong 1% tổng thu nhập trong năm đó.

Đã nhiều năm, Gates tuyên bố làm từ thiện phần lớn số tiền mình có. “Tôi không có thời gian nghĩ ra nên làm từ thiện cái gì cho có ý nghĩa”, Gates nói vậy, có lẽ ông ta không nhận ra, không ai đặc biệt trong số chúng ta – những người phải toát mồ hôi khi nhìn thấy chồng hóa đơn mỗi tháng, lại có thời gian theo đuổi những việc có ý nghĩa đó. Người đàn ông này nổi tiếng về sức làm việc, người tự hào nói có thể dự 8, 9, thậm chí 12 cuộc họp mỗi ngày, vậy mà lại tuyên bố không có thời gian.

Tất nhiên, ông ta lại có thời gian với một đống việc khác. Vài năm trở về trước, Gates và tỉ phú vùng Seattle, Craig McCaw, đã trở thành đối tác tại Teledesic, một công ty vệ tinh. Gates đồng thời cũng thành lập một công ty lưu trữ ảnh có tên Corbis, nơi quản lý bản quyền kỹ thuật số của bức họa La Giaconda (Mona Lisa) và hàng loạt bức họa nổi tiếng khác, giống như kho lưu trữ Bettman Archive, một bộ sưu tập ảnh toàn diện nhất thế giới. Tại sao không? Đó có thể là cả một tài sản lớn, khi các nhà xuất bản Internet ngày càng có nhu cầu về các bức ảnh được nhiều người ưa thích.

Cái lý do thiếu thời gian của Gates chính là câu đầu tiên các ông chủ phần mềm tin học thốt ra khi ta hỏi tại sao họ không chịu làm từ thiện. Do đó, những nhà tài phiệt trẻ đã tự đầu tư vào chính mình. Brian Pinkerton, 32 tuổi, đã mua ngôi nhà trị giá 600.000 USD ở Atherton (thành phố giàu có thứ sáu nước Mỹ do tạp chí Worth bình chọn) chỉ để phá hủy ngay sau khi anh này có tư cách sở hữu. Điều đó có nghĩa anh này bỏ ra 600.000 USD, cộng với cả phí thu dọn giải phóng mặt bằng, chỉ đổi lấy một mảnh đất không nhà.

Mua nhà để biến thành đống gạch vụn là chuyện thường đến nỗi những người địa phương gọi đó là hợp đồng san nền. Còn Patricia Leigh Brown của The New York Times thì gọi đó là “Hành động xây dựng gây chú ý”. Còn trường hợp của nhà Proulxs, cũng ở Atherton, giàu có chủ yếu nhờ vào vận may của Tom Proulx, đồng sáng lập công ty Intuit. Gia đình Proulxs rất yêu ngôi nhà mình song nó sẽ rất đẹp khi đằng sau là cái sân golf 9 lỗ. Do đó, họ đã mua ba lô đất bên cạnh để xây sân golf và sau đó dùng tổ chức tiệc ngoài trời. Barbara Proulx nói với The New York Times: “Điều đầu tiên tôi làm là đánh bóng qua cửa sổ. Người ta có thể nghe được những âm thanh thích thú khi kính vỡ”.

Một khi bạn truy cập vào trang web về Bill Gates của Marcus, bạn cũng có thể truy cập vào tất cả các trang web liên quan Gates, trong đó có website của Brad Templeton tên “Chỉ số tài sản của Bill Gates” hay trang web mang nội dung rất cuốn hút “Biến tôi giàu hơn Bill Gates” của Jim Denison. Denison, người Texas, cung cấp nhiều sự lựa chọn cho những ai đóng góp vào quỹ của ông. Bạn có thể gửi cho ông ta toàn bộ số tiền (nếu đóng góp 40 tỷ USD, bạn sẽ được coi là “Người bạn suốt đời” của Denison), hoặc 40 người – mỗi người góp cho ông ta 1 tỉ USD, bạn sẽ trở thành “người bạn thân mới của tôi”. Denison viết: “Tài liệu này là trò khôi hài, và không nên xem trọng nếu như bạn không có ý định giúp đỡ biến tôi thành người giàu hơn Bill Gates...”.

Trang web Templeton cho phép bạn so sánh tài sản mình với tài sản Bill Gates. Nếu tài sản của bạn là 100.000 USD, Gates giàu gấp 400.000 lần bạn. Và nếu bạn mua ngôi nhà hết 400.000 USD, ngôi nhà đó chỉ đáng giá 1 USD theo cái mà Templeton gọi là “đôla Gates”. Một máy laptop xịn chỉ đáng giá chưa tới 2 cent tính theo đơn vị “đôla Gates”. Một chuyến du lịch trị giá 10.000 USD tới châu Âu? Tương đương 3 cent! Bạn có thể mua vé máy bay Boeing 747 với giá 1.200 USD.

Tính theo “đôla Gates”, ông chủ Microsoft có thể mua được ba chiếc Boeing, một cho riêng mình, một cho nàng Melinda và một cho đứa nhóc Jennifer Katharine. Động cơ của Richard Petersen không phải là nhắm vào núi tiền của Gates mà là những việc tốt mà Gates có thể làm. Richard Petersen viết trên trang web của mình: “Đầu tiên, tôi chỉ đặt câu hỏi: Gates có thể làm được gì với tất cả tiền của mình.

Tuy nhiên, tôi loại bỏ ý nghĩ đó bởi vì phần lớn những gì mọi người nói là ông ấy nên cho tôi một ít”. Petersen được coi là điển hình của giới xuất bản web. Đầu năm 1996, ông lập công ty Z Publishing, nơi có một phòng duy nhất và hai máy tính trông có vẻ đắt tiền tại San Francisco. Ông ta chẳng hiểu mình kiếm tiền thế nào với nghề xuất bản web, song sau này ông ta cũng chẳng bận tâm đến chuyện đó. Petersen không phải tuýp người giàu mua nhà để đập nhà, song ông ta lại cho đi chút tiền kiếm được từ những ngày làm chủ một doanh nghiệp phần mềm, và ông ta cũng đủ giàu để theo đuổi những sở thích tốn thời gian như lập trang web chửi rủa Bill Gates và nhiều người khác.

Trang web đầu tiên của Petersen là về cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Và Gates chỉ là sự lựa chọn thứ ba của Petersen, sau website về Đức Giáo hoàng. Giữa năm 1998, số người xem trang web về Gates nhiều hơn cả trang Bill Clinton và Giáo hoàng cộng lại. Cũng chẳng có gì nhiều trên trang Gates. Chỉ là vài đoạn tiểu sử, vài quan sát thú vị (ví dụ, Gates, với tư cách Chủ tịch Microsoft, đã bán được nhiều đĩa hơn Michael Jackson), và các đường link sang website khác về Gates. Ảnh chụp các lâu đài biệt thự của Gates vẫn chưa hoàn thành, các bài viết thì cóp nhặt từ báo khác, với một số trích dẫn từ một cuốn sách.

Tuy nhiên, Petersen đã chọn cái tên hoàn hảo cho trang web và đặt một tấm ảnh sinh động tạo vẻ cuốn hút ở góc trên của trang: ảnh đầu của Gates gắn với thân hình trần truồng của một vận động viên cử tạ. Ngay lập tức, trang web thu hút được hàng nghìn độc giả mỗi tháng. Trang web Petersen không chỉ là cuốn sách dành cho công chúng mà còn là trang web cá nhân. Bạn có thể gửi thư trực tiếp tới Bill Gates (chỉ cần click vào địa chỉ e-mail của Bill). Góc riêng tư của trang web bị giới hạn truy cập nhưng sẽ chẳng có vấn đề gì nếu bạn biết mã code và cũng chẳng quá khó đối với các “chuyên gia giải mã”. Một số người gửi e-mail cho Gates chỉ để nói rằng ông thật vĩ đại, một số nói ông ta là kẻ khốn kiếp. Tuy nhiên, như Petersen cảnh báo, đa số những người gửi e-mail cho Gates bởi họ thèm muốn tiền của ông.

Ngoài ra, còn có vô số trang web khác nói về đế chế ma quỷ Microsoft và một hiệp hội “Ngăn chặn Bill Gates lấy mọi thứ”. Chưa kể cả một hội chống Internet Explorer. Bạn có thể tham gia vào danh sách chống Microsoft. Thành viên hội này coi Gates như một tên quỷ số một (Evil One) và các sản phẩm của Microsoft là những “Windoze”, “Windblows”, “Winblah” hay “Winshit”. Còn có cả những trang web kêu gọi tẩy chay Microsoft: “Trang web chính thức căm thù Microsoft”; “Tại sao tôi ghét Bill” với lý do “Tiền của Microsoft nói lên tất cả”. Đầu năm 1997, trang “Chặn Gates lại” đã khởi xướng sáng kiến dải băng xanh. Từ đó, tất cả trang web chống Microsoft đều trương lên dải băng màu xanh. Có những website coi Gates như Đức quốc xã. Một số website khác gọi Gates là quỷ Satan và vẫn còn nhiều website lấy mặt Gates làm bao đấm công cộng. Bạn có thể đấm vào ảnh người đàn ông giàu nhất thế giới này khi truy cập vào trang “Đấm Bill Gates”. Ngoài ra, bạn cũng có thể bỏ ra cả ngày chơi game “Billy Killer”. Với trò chơi này, người chơi được bắn vào hình Gates bay lượn như những con vịt. Người chơi càng bắn được nhiều Gates càng được nhiều điểm. Theo thống kê, cụm từ “Giết Bill Gates” xuất hiện nhiều gấp hai lần cụm từ “Giết Bill Clinton” trên Internet.

Chỉ cần bước vào thế giới trên, bạn cũng biết đủ nhiều người nghĩ thế nào về Gates và Microsoft. Tại trang “www.microsuck-.com”, người ta trương khẩu hiệu “Ngày nay bạn muốn copy ai?” (Trong khi khẩu hiệu của Microsoft là: Ngày nay bạn muốn đi tới đâu?). Bản tuyên ngôn nhằm nêu rõ: “Quan điểm chủ yếu của chúng tôi là: Cuộc sống quá ngắn để vùi đầu vào cái mớ Windows 95”. Bạn cũng có thể phung phí thời gian để xem người ta ghét AOL hoặc Intel bằng cách truy cập vào các trang AOL Sucks của Nester hoặc Trang chủ bí mật của Intel.

Tuy nhiên, chỉ có người đàn ông giàu nhất thế giới này – Bill Gates – và những người có thế lực nhất thế giới trong ngành công nghệ máy tính mới thực sự quan tâm tới thái độ thù ghét. Thậm chí, một số trang web còn chứng minh bằng thuật số rằng, Gates là kẻ thù của Chúa bởi vì những chữ cái trong tên của ông được thêm vào 666, (theo Kinh thánh, đó là ký hiệu của quỷ dữ). “Ngày nay, bạn phải làm gì nếu bạn muốn thu hút sự chú ý” – phát ngôn viên Microsoft, Mich Mathews, hỏi. “Bạn tự hỏi tại sao mình lại không chỉ trích Microsoft? Điều đó sẽ khiến mình có tên trên vài tờ báo”. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản.

Đối với Mitch Stone, cảm hứng được khơi gợi từ mục quảng cáo của Microsoft trên tờ Los Angeles Times số ra tháng 8-1996, thông báo công ty sẽ phát không trình duyệt của mình. Stone là người dùng trình duyệt Mac và chẳng bao giờ để ý đến Microsoft, dù nó nổi trội hơn cái mà ông đang dùng. Đối với Stone, đó là ví dụ điển hình về thực trạng cá lớn nuốt cá bé. Công ty lớn dùng túi tiền khổng lồ để đàn áp đối thủ nhỏ. Ngay cuối tuần đó, Stone viết một bài kêu gọi tẩy chay Microsoft. Ông đã gửi bài này tới một số bạn bè để rồi họ lại gửi cho những người khác. Và rồi, trang web “Tẩy chay Microsoft” ra đời.

Stone bắt đầu chiến dịch chống Microsoft ở tuổi 42. Chẳng ai ngờ ông lại trở thành nhà hoạt động chống Microsoft, bởi Stone là nhà bảo vệ lịch sử và chỉ dùng đến máy tính khi cần thiết. Tuy nhiên, khi ông truy cập Internet để tìm các website chống Microsoft, những gì trông thấy khiến ông bực mình. “Tôi thấy một đống những cụm từ Giết Bill và một đống những từ ngữ thô tục. Chỉ có một số câu là thận trọng”. Trong vòng vài tháng, trang web của Stone đã thu hút được 1.000 lượt truy cập mỗi ngày. Không giống như những “đồng chí” khác trong sự nghiệp chống Microsoft, Stone là nhà xuất bản web đích thực. Trái với những website khác chỉ có đường nối đến các bài báo về Microsoft, Stone đã xuất bản một danh sách dài các bài báo đặc biệt viết cho website của mình.

Trong nhiều năm, Stone viết được vô số bài, cùng khoảng 10 cây viết khác nữa. Trong một tài liệu mà Stone gọi là “Bản tuyên ngôn”, ông giải thích rằng, ông đã làm công việc xuất bản và biên tập vì báo chí kinh doanh quá bận rộn với việc “nhai lại” những thông cáo báo chí.

Trong khi đó, D. J. Waletzky tạo trang web “Bill Gates là quỷ Satan”, khi còn là học sinh lớp 10 tại Trung học Bronx. Vài tháng trước khi thiết kế trang web này, Waletzky đã thuyết phục cha mẹ mua một máy tính xịn cài hệ điều hành Windows NT. Và ấn tượng của Waletzky về NT không phải là bản thân hệ điều hành mà là máy tính phải tốn rất nhiều năng lượng để chạy cái hệ điều hành chết tiệt NT. Qua Internet, Waletzky biết rằng, Microsoft đã bán NT trong khi họ biết rõ hệ điều hành có nhiều lỗi kỹ thuật. Thậm chí họ còn tuyên bố với công chúng là NT rất hoàn hảo.

Waletzky còn đọc một bài báo cho biết Microsoft sẽ tính tiền bất cứ khi nào có người gọi đến nhờ giúp đỡ. “Khi tôi biết rằng, hỗ trợ kỹ thuật phải mất tới 95 USD cho một lần gọi, nhiều lúc công việc cũng chẳng có gì. Viết hệ điều hành có lỗi đã quá đáng lắm rồi, đằng này lại thu người ta 95 USD phí hỗ trợ sửa những lỗi đó, đây là hành động của kẻ bòn rút”. Mùa thu 1996, Waletzky có bài tập về tạo website. Waletzky nghĩ ngay làm trang web mang nội dung “Tôi ghét (chính khách) Newt Gingrich”. Tuy nhiên, sau đó, anh lại đọc về Gates: phần mềm máy tính đã tự do như thế nào trước khi có Gates và Microsoft làm thế nào để mua hệ điều hành với giá rẻ rồi kiếm về hàng tỉ đô la. Và một ngày sau, trong khi lang thang cùng bạn bè và than vãn hệ điều hành NT làm mình phát nhức đầu, Waletzky chợt buột miệng: “Bill Gates là quỷ Satan”.

Bây giờ, khi Waletzky gọi Quỷ Satan Gates, anh không có ý nói Gates là con quỷ mắt đỏ, mặt có nanh có sọc. Nếu bạn hỏi, Waletzky sẽ nói anh ta là người theo chủ nghĩa xã hội, không tin vào Chúa, cũng chẳng tin vào thế lực ma quỷ nào. “Kẻ khốn nạn” có lẽ là từ gần nhất với những gì Waletzky muốn nói. Kẻ đập cửa xe ăn cắp máy nghe nhạc chính là quỷ Satan. Trong công việc, những kẻ ngu dốt ăn cắp ý tưởng của người khác cũng là quỷ Satan. Và, kẻ có nhiều tiền đến mức trải thảm từ Trái đất đến Mặt trăng được 8 vòng, song vẫn móc túi 95 USD mỗi khi có người cần giúp đỡ, kẻ đó đích thực là “Chúa tể của bóng tối”.

Trên website mang ý nghĩa cộng đồng lớn này, những ngôi làng ảo ấm cúng sẽ làm nguôi cơn giận dữ của thế giới hiện thực. Waletzky chỉ là phần nhỏ trong thế giới những kẻ căm ghét Gates, song nó còn là cái gì đó hơn cả cái mà anh nói xa xôi là “cộng đồng”. Những bức thư qua lại giữa Waletzky và độc giả cho thấy, họ cảm thấy một cái gì đó hơn cả sự thích thú khi nhìn thấy một site mới, đến nỗi nhiều người còn coi nó như “Trang web chính thức thù ghét Microsoft”. Waletzky đã đăng ký vào danh sách thư điện tử “Ghét Microsoft” có địa chỉ (anti-ms@enemy.org). Thỉnh thoảng, số lượng e-mails mà Waletzky nhận được quá nhiều. Tuy nhiên, anh không xóa tên mình bởi vì “bạn có thể học được những thứ bạn không thể tìm được trong tạp chí PC Week”.

(Theo sách Những âm mưu hủy diệt Bill Gates do First News phát hành)

Không có nhận xét nào: