3.31.2008
Sách áp đặt, thầy dạy nhàm, trò chán!
29/03/2008
Đó là những nội dung chính được đề cập tại hội thảo khoa học về "Thực trạng việc dạy và học lịch sử trong trường phổ thông - nguyên nhân và giải pháp" do Hội Khoa học lịch sử, Bộ GD-ĐT, Bảo tàng Cách mạng VN, Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn (ĐHQG TP.HCM), ĐH Hồng Bàng phối hợp tổ chức ngày 27-3.
Chưa có thay đổi nào đáng kể trong vấn đề dạy học môn lịch sử. Cùng với đó là kết quả thi môn lịch sử trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng tụt xuống thấp. Học sinh chán học sử và môn sử từ rất lâu trở thành "môn học phụ”...
Image
Một tiết học môn sử của lớp 12A7 Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM (chiều 27-3, ảnh chỉ có tính chất minh họa)
GS Phan Huy Lê - chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN - cho biết những vấn đề đề cập tại hội thảo đã được bàn từ những năm 1990 nhưng không đi đến kết quả. Trong việc làm gì để cải thiện tình hình trên, trách nhiệm của Bộ GD-ĐT rất lớn.
Quan điểm coi nhẹ môn lịch sử được nhiều nhà sử học, các giáo viên phổ thông, đại học nhắc đến nhiều như nguyên do số 1 dẫn đến thực trạng học sinh chán học, đạt điểm kém môn lịch sử.
Gợi lòng yêu nước
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư tới hội thảo, trong thư nhấn mạnh: "Môn lịch sử giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, môn lịch sử, nhất là quốc sử, càng cần coi trọng để chuẩn bị cho thế hệ trẻ làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ người công dân".
Phu nhân đại tướng Võ Nguyên Giáp là GS sử học Đặng Bích Hà cũng trực tiếp tham dự hội thảo.
TTXVN
Theo PGS Vũ Dương Ninh, PGS Vũ Quang Hiểu (ĐHQG Hà Nội), thời lượng 1,5-2 tiết lịch sử/tuần ở bậc phổ thông không phải là ít. Nhưng như ông Vũ Dương Ninh phát biểu: việc coi nhẹ môn sử thể hiệ n ở chỉ đạo của các trường, sở trong việc cắt xén giờ học môn lịch sử và một số môn học khác, học dồn giờ để tập trung thời gian chuyên sâu các môn "quan trọng hơn". Nó cũng thể hiện ở chỗ có năm thi tốt nghiệp THPT môn sử, có năm không. Môn sử còn được xếp vào môn thi thay thế cho học sinh không được học ngoại ngữ.
PGS Vũ Quang Hiểu kể: "Một năm tiếp xúc với không dưới 100 học sinh phổ thông, hầu hết trong số này khi được hỏi đều trả lời: không có thời gian để học sử, thường chỉ giở sách xem lại bài vào trước buổi học có môn sử. Đây là tình trạng phổ biến ở nhiều học sinh".
Áp đặt quan điểm
Nguyên nhân nữa là sự bất ổn ở chính chương trình, sách giáo khoa. Theo TS Hà Minh Hồng - trưởng khoa lịch sử ĐH Khoa học xã hội & nhân văn, thời lượng dành cho môn lịch sử là vừa nhưng nội dung ôm đồm, nặng nề và quá khô khan, thậm chí quá sức đối với học sinh. Sách giáo khoa lịch sử nhưng nặng về tính chính trị hơn là tính trung thực, khách quan của lịch sử.
Bà Hà Thị Nga, chuyên viên Sở GD-ĐT Hải Phòng, cho rằng: nội dung sách giáo khoa nặng về quan điểm áp đặt đối với học sinh. Tài liệu tham khảo lịch sử nhiều nhưng trùng lặp nội dung kiến thức, không thống nhất số liệu, khó khăn cho cả giáo viên và học sinh. Cách diễn đạt phức tạp, khó hiểu với học sinh phổ thông.
Image
Biểu đồ kết quả thi môn lịch sử (khối C) kỳ thi ĐH, CĐ 2007
Nguyên nhân từ phía giáo viên, phương pháp giảng dạy, môi trường học sử cũng được đề cập. Quan niệm về "môn phụ” chi phối rất nhiều đến nhiệt tình giảng dạy của giáo viên dạy sử. Nhận xét của GS Đỗ Thanh Bình - chủ nhiệm khoa lịch sử ĐH Sư phạm Hà Nội - về thực trạng giáo viên môn sử: "Bất cập cả về trình độ và nghiệp vụ sư phạm.
Lối dạy học "như sách", nhàm chán là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc học sinh chán học, việc nghe giảng rồi chữ thầy trả thầy. Đời sống khó khăn của giáo viên dạy môn phụ, yêu cầu dễ dãi trong quản lý chuyên môn càng khiến giáo viên sử không thể tự nâng tầm cho mình".
Môi trường học sử nghèo nàn cũng là một cản trở trong việc lôi cuốn học sinh yêu môn sử.
Không đứng ngoài cuộc
"Dạy sử là dạy cho học sinh biết về nền tảng văn hóa dân tộc, nền tảng văn hóa nhân loại, dạy để học sinh làm người" - nếu nhìn theo cách này thì môn sử quá quan trọng. Theo PGS Võ Văn Sen - hiệu trưởng ĐH Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM: "Nên đưa môn sử vào diện môn thi bắt buộc. Chỉ có như thế thì quan niệm coi thường môn sử mới có thể thay đổi". PGS Đỗ Bang - ĐH Khoa học Huế - nói: "Chúng ta nên làm theo một số nước khác, ngay cả việc thi tuyển công chức, tuyển dụng lao động, công nhận chuyên viên cao cấp... cũng yêu cầu sát hạch về kiến thức lịch sử...".
GS Phan Huy Lê khẳng định Hội Khoa học lịch sử VN sẽ không đứng ngoài cuộc. Hôm nay, BCH hội đã họp bàn để phản ánh hiệu quả nhất các vấn đề đã đặt ra tại hội thảo. Hội sẽ nhận trách nhiệm thẩm định, phản biện và góp ý cho việc rà soát lại chương trình - sách giáo khoa để hướng đến việc bổ sung, lược bớt những phần không cần thiết, đổi mới phương pháp dạy học sử...
Mấy người dạy sử bằng trái tim
Bà Lê Thị Hiền - Sở GD-ĐT Thanh Hóa - cho rằng không thể né tránh nguyên nhân khiến việc dạy học sử sa sút là do trình độ giáo viên. Trong khi phụ huynh và học sinh không mặn mà với môn sử, giáo viên chính là người phải vượt lên mặc cảm về "giáo viên môn phụ” để tạo cho học sinh sự hứng thú khi học môn học này.
Sở GD-ĐT Thanh Hóa khi tổ chức chuyên đề về thay sách giáo khoa đã quan tâm đến việc nâng chất lượng giảng dạy môn lịch sử. Nhiều giáo viên đã tự sưu tầm tài liệu lịch sử, băng hình, tư liệu văn học liên quan đến lịch sử, tranh ảnh, câu chuyện lịch sử... để sử dụng trong giờ dạy sử. Một số giáo viên đã thiết kế bài giảng điện tử, tổ chức các trò chơi, hoạt động ngoại khóa cho học sinh tìm hiểu lịch sử từ thực tế...
Để làm được những việc này, người giáo viên không chỉ thực hiện trách nhiệm theo kiểu "làm công ăn lương" mà phải tận tâm với học sinh, yêu nghề, có một trái tim. Nhưng tiếc thay, những người thầy dạy sử bằng trái tim lại không có nhiều!
GS Đinh Xuân Lâm phát biểu: không chỉ đào tạo giáo viên để dạy kiến thức lịch sử mà còn cần bồi dưỡng để chính giáo viên cũng say mê với sử thì mới có thể dạy tốt.
Trịnh Vĩnh Hà - Tuổi Trẻ oline
Đó là những nội dung chính được đề cập tại hội thảo khoa học về "Thực trạng việc dạy và học lịch sử trong trường phổ thông - nguyên nhân và giải pháp" do Hội Khoa học lịch sử, Bộ GD-ĐT, Bảo tàng Cách mạng VN, Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn (ĐHQG TP.HCM), ĐH Hồng Bàng phối hợp tổ chức ngày 27-3.
Chưa có thay đổi nào đáng kể trong vấn đề dạy học môn lịch sử. Cùng với đó là kết quả thi môn lịch sử trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng tụt xuống thấp. Học sinh chán học sử và môn sử từ rất lâu trở thành "môn học phụ”...
Image
Một tiết học môn sử của lớp 12A7 Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM (chiều 27-3, ảnh chỉ có tính chất minh họa)
GS Phan Huy Lê - chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN - cho biết những vấn đề đề cập tại hội thảo đã được bàn từ những năm 1990 nhưng không đi đến kết quả. Trong việc làm gì để cải thiện tình hình trên, trách nhiệm của Bộ GD-ĐT rất lớn.
Quan điểm coi nhẹ môn lịch sử được nhiều nhà sử học, các giáo viên phổ thông, đại học nhắc đến nhiều như nguyên do số 1 dẫn đến thực trạng học sinh chán học, đạt điểm kém môn lịch sử.
Gợi lòng yêu nước
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư tới hội thảo, trong thư nhấn mạnh: "Môn lịch sử giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, môn lịch sử, nhất là quốc sử, càng cần coi trọng để chuẩn bị cho thế hệ trẻ làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ người công dân".
Phu nhân đại tướng Võ Nguyên Giáp là GS sử học Đặng Bích Hà cũng trực tiếp tham dự hội thảo.
TTXVN
Theo PGS Vũ Dương Ninh, PGS Vũ Quang Hiểu (ĐHQG Hà Nội), thời lượng 1,5-2 tiết lịch sử/tuần ở bậc phổ thông không phải là ít. Nhưng như ông Vũ Dương Ninh phát biểu: việc coi nhẹ môn sử thể hiệ n ở chỉ đạo của các trường, sở trong việc cắt xén giờ học môn lịch sử và một số môn học khác, học dồn giờ để tập trung thời gian chuyên sâu các môn "quan trọng hơn". Nó cũng thể hiện ở chỗ có năm thi tốt nghiệp THPT môn sử, có năm không. Môn sử còn được xếp vào môn thi thay thế cho học sinh không được học ngoại ngữ.
PGS Vũ Quang Hiểu kể: "Một năm tiếp xúc với không dưới 100 học sinh phổ thông, hầu hết trong số này khi được hỏi đều trả lời: không có thời gian để học sử, thường chỉ giở sách xem lại bài vào trước buổi học có môn sử. Đây là tình trạng phổ biến ở nhiều học sinh".
Áp đặt quan điểm
Nguyên nhân nữa là sự bất ổn ở chính chương trình, sách giáo khoa. Theo TS Hà Minh Hồng - trưởng khoa lịch sử ĐH Khoa học xã hội & nhân văn, thời lượng dành cho môn lịch sử là vừa nhưng nội dung ôm đồm, nặng nề và quá khô khan, thậm chí quá sức đối với học sinh. Sách giáo khoa lịch sử nhưng nặng về tính chính trị hơn là tính trung thực, khách quan của lịch sử.
Bà Hà Thị Nga, chuyên viên Sở GD-ĐT Hải Phòng, cho rằng: nội dung sách giáo khoa nặng về quan điểm áp đặt đối với học sinh. Tài liệu tham khảo lịch sử nhiều nhưng trùng lặp nội dung kiến thức, không thống nhất số liệu, khó khăn cho cả giáo viên và học sinh. Cách diễn đạt phức tạp, khó hiểu với học sinh phổ thông.
Image
Biểu đồ kết quả thi môn lịch sử (khối C) kỳ thi ĐH, CĐ 2007
Nguyên nhân từ phía giáo viên, phương pháp giảng dạy, môi trường học sử cũng được đề cập. Quan niệm về "môn phụ” chi phối rất nhiều đến nhiệt tình giảng dạy của giáo viên dạy sử. Nhận xét của GS Đỗ Thanh Bình - chủ nhiệm khoa lịch sử ĐH Sư phạm Hà Nội - về thực trạng giáo viên môn sử: "Bất cập cả về trình độ và nghiệp vụ sư phạm.
Lối dạy học "như sách", nhàm chán là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc học sinh chán học, việc nghe giảng rồi chữ thầy trả thầy. Đời sống khó khăn của giáo viên dạy môn phụ, yêu cầu dễ dãi trong quản lý chuyên môn càng khiến giáo viên sử không thể tự nâng tầm cho mình".
Môi trường học sử nghèo nàn cũng là một cản trở trong việc lôi cuốn học sinh yêu môn sử.
Không đứng ngoài cuộc
"Dạy sử là dạy cho học sinh biết về nền tảng văn hóa dân tộc, nền tảng văn hóa nhân loại, dạy để học sinh làm người" - nếu nhìn theo cách này thì môn sử quá quan trọng. Theo PGS Võ Văn Sen - hiệu trưởng ĐH Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM: "Nên đưa môn sử vào diện môn thi bắt buộc. Chỉ có như thế thì quan niệm coi thường môn sử mới có thể thay đổi". PGS Đỗ Bang - ĐH Khoa học Huế - nói: "Chúng ta nên làm theo một số nước khác, ngay cả việc thi tuyển công chức, tuyển dụng lao động, công nhận chuyên viên cao cấp... cũng yêu cầu sát hạch về kiến thức lịch sử...".
GS Phan Huy Lê khẳng định Hội Khoa học lịch sử VN sẽ không đứng ngoài cuộc. Hôm nay, BCH hội đã họp bàn để phản ánh hiệu quả nhất các vấn đề đã đặt ra tại hội thảo. Hội sẽ nhận trách nhiệm thẩm định, phản biện và góp ý cho việc rà soát lại chương trình - sách giáo khoa để hướng đến việc bổ sung, lược bớt những phần không cần thiết, đổi mới phương pháp dạy học sử...
Mấy người dạy sử bằng trái tim
Bà Lê Thị Hiền - Sở GD-ĐT Thanh Hóa - cho rằng không thể né tránh nguyên nhân khiến việc dạy học sử sa sút là do trình độ giáo viên. Trong khi phụ huynh và học sinh không mặn mà với môn sử, giáo viên chính là người phải vượt lên mặc cảm về "giáo viên môn phụ” để tạo cho học sinh sự hứng thú khi học môn học này.
Sở GD-ĐT Thanh Hóa khi tổ chức chuyên đề về thay sách giáo khoa đã quan tâm đến việc nâng chất lượng giảng dạy môn lịch sử. Nhiều giáo viên đã tự sưu tầm tài liệu lịch sử, băng hình, tư liệu văn học liên quan đến lịch sử, tranh ảnh, câu chuyện lịch sử... để sử dụng trong giờ dạy sử. Một số giáo viên đã thiết kế bài giảng điện tử, tổ chức các trò chơi, hoạt động ngoại khóa cho học sinh tìm hiểu lịch sử từ thực tế...
Để làm được những việc này, người giáo viên không chỉ thực hiện trách nhiệm theo kiểu "làm công ăn lương" mà phải tận tâm với học sinh, yêu nghề, có một trái tim. Nhưng tiếc thay, những người thầy dạy sử bằng trái tim lại không có nhiều!
GS Đinh Xuân Lâm phát biểu: không chỉ đào tạo giáo viên để dạy kiến thức lịch sử mà còn cần bồi dưỡng để chính giáo viên cũng say mê với sử thì mới có thể dạy tốt.
Trịnh Vĩnh Hà - Tuổi Trẻ oline
3.23.2008
NHỮNG THÀNH TỰU CỦA 10 NĂM ASEM
Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 6 (ASEM-6) diễn ra tại Helsinki thủ đô của Phần Lan với sự tham dự của hầu hết các nhà lãnh đạo 39 quốc gia thành viên, gồm 13 nước châu Á, 25 nước Liên hiệp châu Âu (EU) và Ủy ban châu Âu (EC). Chủ đề bao trùm của Hội nghị Thượng đỉnh lần này là: “10 năm ASEM: Thách thức toàn cầu - Một tiếng nói chung”. Đây là dịp để các nước thành viên nhìn lại những thành tựu của ASEM trong 10 năm qua, định hướng cho tương lai những năm tới, nhất là sự ứng phó hiệu quả hơn của các nước châu Á và châu Âu trước những thách thức của toàn cầu hóa.
Dưới đây là một số nét khái quát về các hoạt động hợp tác và các thành tựu đạt được của ASEM kể từ khi thành lập tới nay
1. Hợp tác trong lĩnh vực chính trị:
ASEM đã trở thành nơi mà các nước châu Á và châu Âu có thể thảo luận về các vấn đề chính trị quan trọng theo phương thức không đối đầu. Các hoạt động trọng tâm của hợp tác chính trị bao gồm:
- Củng cố hệ thống đa phương trong đó Liên hợp quốc đóng vai trò trung tâm để giải quyết các tranh chấp quốc tế và các thách thức toàn cầu. Nổi bật trong chương trình nghị sự của ASEM là việc cải cách Liên hợp quốc. Các vấn đề cụ thể được thảo luận là các mục tiêu thiên niên kỷ và xây dựng hoà bình. Các thành viên ASEM cũng đã tổ chức các cuộc hội đàm trước các phiên họp Đại Hội đồng của Liên hợp quốc để trao đổi quan điểm về những vấn đề liên quan.
- Thúc đẩy sự phát triển trong khu vực và quốc tế: Các vấn đề khu vực và quốc tế quan trọng thường được thảo luận tại các cuộc họp của ASEM. Sau khi xem xét, đánh giá kỹ lưỡng, ASEM sẽ đưa ra các tuyên bố chính trị. Ví dụ tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 năm 2000, các thành viên ASEM đã đưa ra tuyên bố Seoul về vấn đề hoà bình cho bán đảo Triều Tiên, khẳng định lại sự ủng hộ của mình đối với quá trình hợp tác và hòa giải trên bán đảo Triều Tiên. Lập trường quan điểm này đã được tái khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh ASEM năm 2002 và 2004.
- Hợp tác về an ninh và chống khủng bố: Sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã trở thành một vấn đề được ưu tiên trong ASEM. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEM 4 năm 2002, các bên đã thông qua Tuyên bố về hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố và Chương trình hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố, nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Liên hợp quốc trong việc đương đầu với chủ nghĩa khủng bố và sự cần thiết phải nhận biết và loại trừ những vấn đề gốc rễ của chủ nghĩa khủng bố. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao tháng 5/2005, các Bộ trưởng đã kêu gọi các nước phê chuẩn và thực hiện 12 công ước và nghị định thư về chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Thêm vào đó, một loạt các cuộc hội thảo về chống khủng bố đã được tổ chức.
ASEM cũng cam kết không phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Tại cuộc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao tháng 7/2003, các Bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố chính trị về việc ngăn ngừa phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, tái khẳng định lại tầm quan trọng của việc thực hiện các nghị định thư và công ước quốc tế liên quan.
- Giải quyết các vấn đề môi trường: Môi trường là một chủ đề ngày càng được quốc tế quan tâm. Các thành viên ASEM đã thảo luận về các vấn đề môi trường trọng yếu như tương lai của Nghị định thư Tôkyô, sự thay đổi về khí hậu và kế hoạch tiếp theo Hội nghị cấp cao thế giới về phát triển bền vững. Tại Hội nghị Bộ trưởng về môi trường vào tháng 10/2003, các thành viên đã nhấn mạnh rằng ASEM nên thường xuyên triển khai các cuộc thảo luận và đàm phán giữa các bên về vấn đề môi trường.
- Thảo luận các vấn đề về nhân quyền: ASEM đã phát triển một diễn đàn nơi mà các vấn đề nhạy cảm như quyền con người có thể được thảo luận. Hàng loạt cuộc hội thảo không chính thức trong ASEM về nhân quyền đã diễn ra từ năm 1997. Các vấn đề được nhấn mạnh bao gồm cách tiếp cận sự công bằng, sự khác biệt về giá trị giữa châu Á và châu Âu, tự do ngôn luận, quyền dân chủ, tự do tín ngưỡng, bảo hộ lao động, bảo vệ quyền lợi của người di cư và dân tộc thiểu số.
- Đối phó với những mối đe doạ toàn cầu: Trong những năm gần đây, ASEM đã bàn bạc và tìm cách đối phó với những mối đe doạ toàn cầu như tội phạm xuyên quốc gia, di cư, tắc nghẽn giao thông và đặc biệt là nạn buôn bán ma tuý, phụ nữ và trẻ em, bên cạnh đó là các vấn đề liên quan đến sức khoẻ như đấu tranh phòng chống HIV/AIDS và các loại dịch bệnh. Một số sáng kiến đã được thực hiện nhằm trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ thông tin giữa các nước thành viên trong quá trình giải quyết các mối đe doạ này.
2. Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế tài chính
Với vị thế là hai khu vực kinh tế quan trọng của thế giới, châu Á và châu Âu đã đạt được rất nhiều thành quả thông qua đối thoại và hợp tác trong lĩnh vực kinh tế tài chính giữa các nước thành viên. Các hoạt động hợp tác bao gồm:
Thúc đẩy chủ nghĩa kinh tế đa phương: Một trong những ưu tiên chính trong hoạt động của ASEM là bổ sung và hỗ trợ cho các nỗ lực nhằm củng cố hệ thống thương mại đa phương mở và có quy tắc được thể hiện trong WTO. ASEM cung cấp một môi trường trong đó các bên có thể thảo luận về các vấn đề của WTO như các vấn đề liên quan đến Chương trình nghị sự phát triển Doha, với mục tiêu đạt được quan điểm chung. Các vấn đề liên quan đến WTO luôn được ưu tiên trong các cuộc họp thượng đỉnh và cuộc họp cấp Bộ trưởng của ASEM
Thúc đẩy thương mại và đầu tư: Hội nghị thượng đỉnh ASEM 2 năm 1998 đã thông qua Chương trình hành động thuận lợi hoá thương mại (TFAP) nhằm mục tiêu giảm thiểu và xoá bỏ các hàng rào thương mại phi thuế quan. Hội nghị cũng thông qua Chương trình hành động xúc tiến đầu tư (IPAP) để thúc đẩy dòng đầu tư hai chiều giữa châu Á và châu Âu, xây dựng các chương trình nhằm khuyếch trương đầu tư giữa các nước thành viên, đồng thời tăng cường cải thiện cơ chế chính sách và quy định về đầu tư trong khu vực. Thêm vào đó, hợp tác trong việc phát triển thương mại điện tử cũng đạt được nhiều tiến bộ. Hội nghị thương mại điện tử ASEM 4 năm 2005 đã xác định các hướng gia tăng thương mại, đầu tư bằng việc sử dụng công nghệ mạng.
Tăng cường đối thoại về các vấn đề tài chính: Đối thoại tài chính trong ASEM chủ yếu tập trung vào các vấn đề kinh tế vĩ mô thông qua việc rà soát thường xuyên tình hình kinh tế toàn cầu và sự phát triển tài chính ở cả hai khu vực. Các Bộ trưởng tài chính kêu gọi một diễn đàn đối thoại về các vấn đề các bên cùng quan tâm, bao gồm cấu trúc tài chính quốc tế, các nguyên tắc và quy định giám sát trong lĩnh vực tài chính, việc chống rửa tiền và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quan.
Quản lý khủng hoảng: Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã ảnh hưởng không chỉ tới nền kinh tế châu Á mà còn tác động tới toàn thế giới. Để đối phó với tình hình này, Hội nghị thượng đỉnh ASEM 2 năm 1998 đã đưa ra hai sáng kiến. Trước hết là thông qua cam kết thương mại và đầu tư ASEM, thể hiện quyết tâm chung nhằm chống lại bất kỳ áp lực nào của chủ nghĩa bảo hộ có thể phát sinh từ các cuộc khủng hoảng. Thứ hai là thành lập Quỹ tín thác ASEM (ATF) tại Ngân hàng Thế giới nhằm cung cấp tài chính cho các chương trình trợ giúp kỹ thuật hỗ trợ cho các nước bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính.
Thúc đẩy đối thoại trong khu vực doanh nghiệp: Hợp tác kinh tế giữa châu Á và châu Âu sẽ không trọn vẹn nếu thiếu sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp. Kể từ sau Hội nghị thượng đỉnh ASEM lần thứ nhất năm 1996, Diễn đàn doanh nghiệp Á – Âu (AEBF), gồm đại diện chính phủ và các nhà doanh nghiệp tầm cỡ ở cả hai khu vực đã được tổ chức hàng năm nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác trong cộng đồng doanh nghiệp và tăng cường mối liên kết giữa chính phủ và doanh nghiệp. AEBF đem lại cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp ở cả hai châu lục rà soát các vấn đề liên quan đến thương mại và đầu tư và tổng hợp ý kiến đề xuất lên các cuộc họp chính thức của ASEM.
Hướng tới quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ hơn: Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEM 5 năm 2004 đã thông qua Tuyên bố Hà Nội về quan hệ đối tác kinh tế Á – Âu chặt chẽ hơn nhằm nâng hợp tác Á – Âu lên tầm cao mới, thực chất và hiệu quả hơn, và kêu gọi các Bộ trưởng Tài chính tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác kinh tế. Trong lĩnh vực tài chính, các Bộ trưởng Tài chính đã đưa ra sáng kiến về Hợp tác kinh tế và tài chính chặt chẽ hơn thông qua tăng cường đối thoại chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và khai phá những cách tiếp cận mới cho việc thắt chặt hơn nữa quan hệ A –Âu về lâu dài. Tiếp theo đó, các Bộ trưởng Tài chính đã thông qua một Cơ chế đối thoại nhằm đối phó với những trường hợp khẩn cấp về tài chính tại cuộc họp vào tháng 4/2006
3. Hợp tác trong lĩnh vực văn hoá xã hội
Đối thoại văn hóa và giao lưu giữa các nước thành viên là một phần không thể thiếu trong việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong ASEM. Hoạt động hợp tác của ASEM trong lĩnh vực văn hoá, xá hội tập trung vào các mảng sau:
- Thúc đẩy đối thoại về văn hoá và văn minh: Đối thoại về văn hóa và văn minh được coi là một trọng tâm trong hợp tác ASEM với mục tiêu nhằm tăng cường sự hiểu biết, giao lưu và hợp tác giữa các nền văn hóa và văn minh hết sức đa dạng của các nước thành viên ASEM. Hội nghị ASEM cấp Bộ trưởng về Văn hóa và Văn minh đầu tiên đã diễn ra từ ngày 3-4/12/2003 tại Bắc Kinh. Các thành viên ASEM đã nhất trí tăng cường hơn nữa đối thoại trong lĩnh vực quan trọng này và đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể để triển khai sự hợp tác, trao đổi giữa các nền văn hóa, văn minh trong giai đoạn tiếp theo.
- Thúc đẩy đối thoại về tín ngưỡng: ASEM quan tâm tới việc thúc đẩy đối thoại về tín ngưỡng và tạo dựng sự hoà hợp giữa các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Hội nghị ASEM về đối thoại tín ngưỡng lần đầu tiên được tổ chức tại Bali vào tháng 7/2005 đã hội tụ những người đứng đầu các tổ chức tôn giáo, các nhà trí thức, nhà báo từ các nước thành viên. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Bali về việc tạo dựng sự hoà hợp về tín ngưỡng trong cộng đồng quốc tế, khẳng định rằng hoà bình, công bằng, tình thương và sự khoan dung là những điều mấu chốt để tạo nên sự hoà hợp. Hội nghị cũng đã đưa ra các phương sách trong lĩnh vực giáo dục, văn hoá, truyền thông, tôn giáo và xã hội để thực hiện mục tiêu này.
- Thành lập Quỹ Á – Âu: Quỹ Á – Âu (ASEF) được thành lập tháng 2/1997 với mục tiêu tăng cường hiểu biết và giao lưu giữa nhân dân hai châu lục thông qua giao lưu về văn hoá, tri thức và con người. Quỹ được dựa trên sự đóng góp tự nguyện của các thành viên ASEM.
- Bên cạnh đó, ASEM còn tiến hành các hoạt động mở rộng hợp tác giáo dục giữa châu Á và châu Âu, tăng cường hợp tác về công nghệ thông tin giữa các nước thành viên…
Tóm lại, sự ra đời của ASEM là một mốc lịch sử, là động lực thúc đẩy mối quan hệ hợp tác nhiều mặt dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Sự phát triển trong một thập kỷ qua đã chứng minh việc thiết lập Diễn đàn là một quyết định rất đúng đắn. Ba trụ cột hợp tác của ASEM là kinh tế - thương mại, chính trị và văn hoá đều có những bước tiến triển đáng ghi nhận. Quan hệ hợp tác ASEM ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, trong đó hợp tác kinh tế - thương mại được coi là mục tiêu hàng đầu. Các nước cũng đã tiến hành đối thoại trên tinh thần tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, góp phần củng cố hoà bình, thúc đẩy hợp tác vì mục tiêu phát triển, thiết lập một trật tự thế giới bình đẳng, công bằng. Mối quan hệ giữa hai khu vực Á-Âu đã và đang có ảnh hưởng ngày càng sâu sắc tới cục diện toàn cầu.
Trước tình hình thế giới có những thay đổi và biến động rất phức tạp so với 10 năm trước, ASEM đang đứng trước không ít thách thức cần phải thích ứng; phải khắc phục những tồn tại để củng cố và làm cho tiến trình hợp tác năng động, thực chất hơn nữa. Là một thành viên tích cực trong ASEM, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp nỗ lực của mình vào quá trình này để đưa hợp tác Á-Âu ngày càng phát triển nhanh và hiệu quả hơn.
UBQG (Quỳnh Anh -tổng hợp từ http://www.asem6.fi)Thứ 5: 16/11/2006
Dưới đây là một số nét khái quát về các hoạt động hợp tác và các thành tựu đạt được của ASEM kể từ khi thành lập tới nay
1. Hợp tác trong lĩnh vực chính trị:
ASEM đã trở thành nơi mà các nước châu Á và châu Âu có thể thảo luận về các vấn đề chính trị quan trọng theo phương thức không đối đầu. Các hoạt động trọng tâm của hợp tác chính trị bao gồm:
- Củng cố hệ thống đa phương trong đó Liên hợp quốc đóng vai trò trung tâm để giải quyết các tranh chấp quốc tế và các thách thức toàn cầu. Nổi bật trong chương trình nghị sự của ASEM là việc cải cách Liên hợp quốc. Các vấn đề cụ thể được thảo luận là các mục tiêu thiên niên kỷ và xây dựng hoà bình. Các thành viên ASEM cũng đã tổ chức các cuộc hội đàm trước các phiên họp Đại Hội đồng của Liên hợp quốc để trao đổi quan điểm về những vấn đề liên quan.
- Thúc đẩy sự phát triển trong khu vực và quốc tế: Các vấn đề khu vực và quốc tế quan trọng thường được thảo luận tại các cuộc họp của ASEM. Sau khi xem xét, đánh giá kỹ lưỡng, ASEM sẽ đưa ra các tuyên bố chính trị. Ví dụ tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 năm 2000, các thành viên ASEM đã đưa ra tuyên bố Seoul về vấn đề hoà bình cho bán đảo Triều Tiên, khẳng định lại sự ủng hộ của mình đối với quá trình hợp tác và hòa giải trên bán đảo Triều Tiên. Lập trường quan điểm này đã được tái khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh ASEM năm 2002 và 2004.
- Hợp tác về an ninh và chống khủng bố: Sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã trở thành một vấn đề được ưu tiên trong ASEM. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEM 4 năm 2002, các bên đã thông qua Tuyên bố về hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố và Chương trình hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố, nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Liên hợp quốc trong việc đương đầu với chủ nghĩa khủng bố và sự cần thiết phải nhận biết và loại trừ những vấn đề gốc rễ của chủ nghĩa khủng bố. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao tháng 5/2005, các Bộ trưởng đã kêu gọi các nước phê chuẩn và thực hiện 12 công ước và nghị định thư về chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Thêm vào đó, một loạt các cuộc hội thảo về chống khủng bố đã được tổ chức.
ASEM cũng cam kết không phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Tại cuộc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao tháng 7/2003, các Bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố chính trị về việc ngăn ngừa phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, tái khẳng định lại tầm quan trọng của việc thực hiện các nghị định thư và công ước quốc tế liên quan.
- Giải quyết các vấn đề môi trường: Môi trường là một chủ đề ngày càng được quốc tế quan tâm. Các thành viên ASEM đã thảo luận về các vấn đề môi trường trọng yếu như tương lai của Nghị định thư Tôkyô, sự thay đổi về khí hậu và kế hoạch tiếp theo Hội nghị cấp cao thế giới về phát triển bền vững. Tại Hội nghị Bộ trưởng về môi trường vào tháng 10/2003, các thành viên đã nhấn mạnh rằng ASEM nên thường xuyên triển khai các cuộc thảo luận và đàm phán giữa các bên về vấn đề môi trường.
- Thảo luận các vấn đề về nhân quyền: ASEM đã phát triển một diễn đàn nơi mà các vấn đề nhạy cảm như quyền con người có thể được thảo luận. Hàng loạt cuộc hội thảo không chính thức trong ASEM về nhân quyền đã diễn ra từ năm 1997. Các vấn đề được nhấn mạnh bao gồm cách tiếp cận sự công bằng, sự khác biệt về giá trị giữa châu Á và châu Âu, tự do ngôn luận, quyền dân chủ, tự do tín ngưỡng, bảo hộ lao động, bảo vệ quyền lợi của người di cư và dân tộc thiểu số.
- Đối phó với những mối đe doạ toàn cầu: Trong những năm gần đây, ASEM đã bàn bạc và tìm cách đối phó với những mối đe doạ toàn cầu như tội phạm xuyên quốc gia, di cư, tắc nghẽn giao thông và đặc biệt là nạn buôn bán ma tuý, phụ nữ và trẻ em, bên cạnh đó là các vấn đề liên quan đến sức khoẻ như đấu tranh phòng chống HIV/AIDS và các loại dịch bệnh. Một số sáng kiến đã được thực hiện nhằm trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ thông tin giữa các nước thành viên trong quá trình giải quyết các mối đe doạ này.
2. Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế tài chính
Với vị thế là hai khu vực kinh tế quan trọng của thế giới, châu Á và châu Âu đã đạt được rất nhiều thành quả thông qua đối thoại và hợp tác trong lĩnh vực kinh tế tài chính giữa các nước thành viên. Các hoạt động hợp tác bao gồm:
Thúc đẩy chủ nghĩa kinh tế đa phương: Một trong những ưu tiên chính trong hoạt động của ASEM là bổ sung và hỗ trợ cho các nỗ lực nhằm củng cố hệ thống thương mại đa phương mở và có quy tắc được thể hiện trong WTO. ASEM cung cấp một môi trường trong đó các bên có thể thảo luận về các vấn đề của WTO như các vấn đề liên quan đến Chương trình nghị sự phát triển Doha, với mục tiêu đạt được quan điểm chung. Các vấn đề liên quan đến WTO luôn được ưu tiên trong các cuộc họp thượng đỉnh và cuộc họp cấp Bộ trưởng của ASEM
Thúc đẩy thương mại và đầu tư: Hội nghị thượng đỉnh ASEM 2 năm 1998 đã thông qua Chương trình hành động thuận lợi hoá thương mại (TFAP) nhằm mục tiêu giảm thiểu và xoá bỏ các hàng rào thương mại phi thuế quan. Hội nghị cũng thông qua Chương trình hành động xúc tiến đầu tư (IPAP) để thúc đẩy dòng đầu tư hai chiều giữa châu Á và châu Âu, xây dựng các chương trình nhằm khuyếch trương đầu tư giữa các nước thành viên, đồng thời tăng cường cải thiện cơ chế chính sách và quy định về đầu tư trong khu vực. Thêm vào đó, hợp tác trong việc phát triển thương mại điện tử cũng đạt được nhiều tiến bộ. Hội nghị thương mại điện tử ASEM 4 năm 2005 đã xác định các hướng gia tăng thương mại, đầu tư bằng việc sử dụng công nghệ mạng.
Tăng cường đối thoại về các vấn đề tài chính: Đối thoại tài chính trong ASEM chủ yếu tập trung vào các vấn đề kinh tế vĩ mô thông qua việc rà soát thường xuyên tình hình kinh tế toàn cầu và sự phát triển tài chính ở cả hai khu vực. Các Bộ trưởng tài chính kêu gọi một diễn đàn đối thoại về các vấn đề các bên cùng quan tâm, bao gồm cấu trúc tài chính quốc tế, các nguyên tắc và quy định giám sát trong lĩnh vực tài chính, việc chống rửa tiền và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quan.
Quản lý khủng hoảng: Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã ảnh hưởng không chỉ tới nền kinh tế châu Á mà còn tác động tới toàn thế giới. Để đối phó với tình hình này, Hội nghị thượng đỉnh ASEM 2 năm 1998 đã đưa ra hai sáng kiến. Trước hết là thông qua cam kết thương mại và đầu tư ASEM, thể hiện quyết tâm chung nhằm chống lại bất kỳ áp lực nào của chủ nghĩa bảo hộ có thể phát sinh từ các cuộc khủng hoảng. Thứ hai là thành lập Quỹ tín thác ASEM (ATF) tại Ngân hàng Thế giới nhằm cung cấp tài chính cho các chương trình trợ giúp kỹ thuật hỗ trợ cho các nước bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính.
Thúc đẩy đối thoại trong khu vực doanh nghiệp: Hợp tác kinh tế giữa châu Á và châu Âu sẽ không trọn vẹn nếu thiếu sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp. Kể từ sau Hội nghị thượng đỉnh ASEM lần thứ nhất năm 1996, Diễn đàn doanh nghiệp Á – Âu (AEBF), gồm đại diện chính phủ và các nhà doanh nghiệp tầm cỡ ở cả hai khu vực đã được tổ chức hàng năm nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác trong cộng đồng doanh nghiệp và tăng cường mối liên kết giữa chính phủ và doanh nghiệp. AEBF đem lại cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp ở cả hai châu lục rà soát các vấn đề liên quan đến thương mại và đầu tư và tổng hợp ý kiến đề xuất lên các cuộc họp chính thức của ASEM.
Hướng tới quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ hơn: Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEM 5 năm 2004 đã thông qua Tuyên bố Hà Nội về quan hệ đối tác kinh tế Á – Âu chặt chẽ hơn nhằm nâng hợp tác Á – Âu lên tầm cao mới, thực chất và hiệu quả hơn, và kêu gọi các Bộ trưởng Tài chính tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác kinh tế. Trong lĩnh vực tài chính, các Bộ trưởng Tài chính đã đưa ra sáng kiến về Hợp tác kinh tế và tài chính chặt chẽ hơn thông qua tăng cường đối thoại chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và khai phá những cách tiếp cận mới cho việc thắt chặt hơn nữa quan hệ A –Âu về lâu dài. Tiếp theo đó, các Bộ trưởng Tài chính đã thông qua một Cơ chế đối thoại nhằm đối phó với những trường hợp khẩn cấp về tài chính tại cuộc họp vào tháng 4/2006
3. Hợp tác trong lĩnh vực văn hoá xã hội
Đối thoại văn hóa và giao lưu giữa các nước thành viên là một phần không thể thiếu trong việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong ASEM. Hoạt động hợp tác của ASEM trong lĩnh vực văn hoá, xá hội tập trung vào các mảng sau:
- Thúc đẩy đối thoại về văn hoá và văn minh: Đối thoại về văn hóa và văn minh được coi là một trọng tâm trong hợp tác ASEM với mục tiêu nhằm tăng cường sự hiểu biết, giao lưu và hợp tác giữa các nền văn hóa và văn minh hết sức đa dạng của các nước thành viên ASEM. Hội nghị ASEM cấp Bộ trưởng về Văn hóa và Văn minh đầu tiên đã diễn ra từ ngày 3-4/12/2003 tại Bắc Kinh. Các thành viên ASEM đã nhất trí tăng cường hơn nữa đối thoại trong lĩnh vực quan trọng này và đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể để triển khai sự hợp tác, trao đổi giữa các nền văn hóa, văn minh trong giai đoạn tiếp theo.
- Thúc đẩy đối thoại về tín ngưỡng: ASEM quan tâm tới việc thúc đẩy đối thoại về tín ngưỡng và tạo dựng sự hoà hợp giữa các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Hội nghị ASEM về đối thoại tín ngưỡng lần đầu tiên được tổ chức tại Bali vào tháng 7/2005 đã hội tụ những người đứng đầu các tổ chức tôn giáo, các nhà trí thức, nhà báo từ các nước thành viên. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Bali về việc tạo dựng sự hoà hợp về tín ngưỡng trong cộng đồng quốc tế, khẳng định rằng hoà bình, công bằng, tình thương và sự khoan dung là những điều mấu chốt để tạo nên sự hoà hợp. Hội nghị cũng đã đưa ra các phương sách trong lĩnh vực giáo dục, văn hoá, truyền thông, tôn giáo và xã hội để thực hiện mục tiêu này.
- Thành lập Quỹ Á – Âu: Quỹ Á – Âu (ASEF) được thành lập tháng 2/1997 với mục tiêu tăng cường hiểu biết và giao lưu giữa nhân dân hai châu lục thông qua giao lưu về văn hoá, tri thức và con người. Quỹ được dựa trên sự đóng góp tự nguyện của các thành viên ASEM.
- Bên cạnh đó, ASEM còn tiến hành các hoạt động mở rộng hợp tác giáo dục giữa châu Á và châu Âu, tăng cường hợp tác về công nghệ thông tin giữa các nước thành viên…
Tóm lại, sự ra đời của ASEM là một mốc lịch sử, là động lực thúc đẩy mối quan hệ hợp tác nhiều mặt dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Sự phát triển trong một thập kỷ qua đã chứng minh việc thiết lập Diễn đàn là một quyết định rất đúng đắn. Ba trụ cột hợp tác của ASEM là kinh tế - thương mại, chính trị và văn hoá đều có những bước tiến triển đáng ghi nhận. Quan hệ hợp tác ASEM ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, trong đó hợp tác kinh tế - thương mại được coi là mục tiêu hàng đầu. Các nước cũng đã tiến hành đối thoại trên tinh thần tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, góp phần củng cố hoà bình, thúc đẩy hợp tác vì mục tiêu phát triển, thiết lập một trật tự thế giới bình đẳng, công bằng. Mối quan hệ giữa hai khu vực Á-Âu đã và đang có ảnh hưởng ngày càng sâu sắc tới cục diện toàn cầu.
Trước tình hình thế giới có những thay đổi và biến động rất phức tạp so với 10 năm trước, ASEM đang đứng trước không ít thách thức cần phải thích ứng; phải khắc phục những tồn tại để củng cố và làm cho tiến trình hợp tác năng động, thực chất hơn nữa. Là một thành viên tích cực trong ASEM, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp nỗ lực của mình vào quá trình này để đưa hợp tác Á-Âu ngày càng phát triển nhanh và hiệu quả hơn.
UBQG (Quỳnh Anh -tổng hợp từ http://www.asem6.fi)Thứ 5: 16/11/2006
3.18.2008
Trở lại Mỹ Lai
VnExpress - Thứ Ba, 18/3
40 năm sau khi những tên lính Mỹ điên cuồng tàn sát gia đình của Đỗ Thị Tuyết, chị trở lại mảnh đất nơi tuổi thơ đã bị xé tan. > Vụ thảm sát Mỹ Lai diễn ra như thế nào?
"Tất cả mọi người trong gia đình tôi đã bị giết trong vụ thảm sát Mỹ Lai - mẹ tôi, cha tôi, anh và ba em gái của tôi", Tuyết nói. Khi đó chị mới 8 tuổi. "Chúng ném tôi vào một cái hố đầy xác người chết. Khắp mình tôi đầy máu và những mảnh thịt".
Tuyết cùng hơn 1.000 người đã tới dự lễ tưởng niệm hơn 500 nạn nhân bị giết trong vụ thảm sát ở thôn Mỹ Lai, xã Sơn Mỹ, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, hôm qua. Tội ác chiến tranh do một đại đội lính Mỹ gây ra ngày 16/3/1968, các nạn nhân đều là người già, phụ nữ và trẻ em. Khi vụ việc lộ ra, người Mỹ kinh sợ và phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam bùng lên mạnh mẽ.
Dự lễ tưởng niệm những nạn nhân trong vụ thảm sát Mỹ Lai có các cựu binh Mỹ, những nhà hoạt động vì hòa bình và những người sống sót trong vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki.
"Tôi rất tức giận trước hành động giết người hàng loạt đó, cả ở Mỹ Lai, Hiroshima và Nagasaki", Fujio Shimoharu, 74 tuổi, đến từ Nhật Bản, cho biết. "Tôi đến đây để gửi thông điệp hòa bình tới thế giới".
Shimoharu nói rằng ông có mối đồng cảm lớn với những người sống sót sau vụ thảm sát ở Mỹ Lai như Tuyết. Buổi sáng cách đây 40 năm, Tuyết và mọi người trong nhà chuẩn bị đi làm đồng thì lính Mỹ ập đến. Chúng đốt nhà và đẩy họ xuống một con mương cùng hơn 100 người khác.
Tuyết đã mất cha mẹ và 4 anh chị em trong buổi sáng hôm đó. Đứa em út mới 4 tuổi khi đó của Tuyết bị bắn chết khi đang ăn sáng, trong miệng còn ngậm đầy cơm.
Bốn thập kỷ đã qua, nỗi đau vẫn còn đó nhưng Tuyết đã cố gắng tạo dựng cuộc sống. Chị đã trở thành dược sĩ, kết hôn và có hai người con.
Do Ba, một người nữa sống sót trong vụ thảm sát Mỹ Lai, cũng đã xây dựng cuộc sống mới từ đau thương. Ba mất mẹ và hai anh chị trong sự kiện kinh hoàng đó. Giờ đây, anh sống cùng vợ và đứa con gái 14 tháng tuổi tại TP HCM và làm việc cho một công ty điện tử.
Ba đã tái ngộ với Larry Colburn, người đã cứu anh cách đây 40 năm. Colburn khi đó phụ trách súng trên chiếc trực thăng đã hạ cánh xuống Mỹ Lai và ngăn đồng ngũ giết hại dân thường.
"Tôi vừa gặp Do Ba cùng vợ và con gái anh ấy", Colburn cho biết. "Anh ấy đã thay đổi, không còn là người đàn ông cô đơn và tuyệt vọng nữa. Anh ấy là minh chứng cho ý chí và khát vọng sống".
Bên trong một ngôi nhà ở Mỹ Lai, Trần Thị Oanh hồi tưởng lại những gì đã diễn ra. Oanh khi đó 8 tuổi đã bị bắn vào chân khi lính Mỹ đến nhà.
"Tôi giả vờ chết để tên lính không bắn nữa", chị nhớ lại. "Sau đó tôi bò đến nhà dì, và nhìn thấy cả 6 người trong gia đình dì đã bị giết. Ngôi nhà thì đang cháy. Mọi thứ đều chuyển sang màu đen, kể cả màu da của những xác người. Chẳng còn lại gì hết".
Oanh đã bò ra góc phố và nhìn thấy thi thể của một cụ bà. Chị bò tiếp và gặp một tên lính đang chĩa súng vào người chị. "Tôi kinh hãi và lại nằm xuống giả vờ chết", Oanh kể lại. Khi được hỏi có tha thứ cho những binh sĩ đã giết hại gia đình chị không, người phụ nữ gần ngũ tuần này nhìn trân trối vào hư không và lạnh lùng đáp: "Xin lỗi. Tôi không thể".
Nỗi đau vẫn còn đó và một nhóm các nhà hoạt động vì hòa bình của Mỹ đang hàn gắn lại vết thương mang tên Mỹ Lai.
Khoảng 100 học sinh tiểu học mặc áo trắng quàng khăn đỏ hằng ngày chơi đùa tại ngôi trường do tổ chức Madison Quakers giúp xây dựng. Hiệu phó Trần Anh Tùng cho biết anh coi đây là nơi người dân Mỹ Lai nhìn vào tương lai.
"Chúng tôi không bao giờ quên rằng lính Mỹ đã bắn giết dân thường Việt Nam", hiệu phó Trần Anh Tùng nói. "Nhưng đó là quá khứ. Giờ đây chúng tôi coi mọi người là bạn và tốt nhất là chung sống hòa bình để thế giới này tốt đẹp hơn".
Ngọc Sơn (theo AP)
40 năm sau khi những tên lính Mỹ điên cuồng tàn sát gia đình của Đỗ Thị Tuyết, chị trở lại mảnh đất nơi tuổi thơ đã bị xé tan. > Vụ thảm sát Mỹ Lai diễn ra như thế nào?
"Tất cả mọi người trong gia đình tôi đã bị giết trong vụ thảm sát Mỹ Lai - mẹ tôi, cha tôi, anh và ba em gái của tôi", Tuyết nói. Khi đó chị mới 8 tuổi. "Chúng ném tôi vào một cái hố đầy xác người chết. Khắp mình tôi đầy máu và những mảnh thịt".
Tuyết cùng hơn 1.000 người đã tới dự lễ tưởng niệm hơn 500 nạn nhân bị giết trong vụ thảm sát ở thôn Mỹ Lai, xã Sơn Mỹ, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, hôm qua. Tội ác chiến tranh do một đại đội lính Mỹ gây ra ngày 16/3/1968, các nạn nhân đều là người già, phụ nữ và trẻ em. Khi vụ việc lộ ra, người Mỹ kinh sợ và phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam bùng lên mạnh mẽ.
Dự lễ tưởng niệm những nạn nhân trong vụ thảm sát Mỹ Lai có các cựu binh Mỹ, những nhà hoạt động vì hòa bình và những người sống sót trong vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki.
"Tôi rất tức giận trước hành động giết người hàng loạt đó, cả ở Mỹ Lai, Hiroshima và Nagasaki", Fujio Shimoharu, 74 tuổi, đến từ Nhật Bản, cho biết. "Tôi đến đây để gửi thông điệp hòa bình tới thế giới".
Shimoharu nói rằng ông có mối đồng cảm lớn với những người sống sót sau vụ thảm sát ở Mỹ Lai như Tuyết. Buổi sáng cách đây 40 năm, Tuyết và mọi người trong nhà chuẩn bị đi làm đồng thì lính Mỹ ập đến. Chúng đốt nhà và đẩy họ xuống một con mương cùng hơn 100 người khác.
Tuyết đã mất cha mẹ và 4 anh chị em trong buổi sáng hôm đó. Đứa em út mới 4 tuổi khi đó của Tuyết bị bắn chết khi đang ăn sáng, trong miệng còn ngậm đầy cơm.
Bốn thập kỷ đã qua, nỗi đau vẫn còn đó nhưng Tuyết đã cố gắng tạo dựng cuộc sống. Chị đã trở thành dược sĩ, kết hôn và có hai người con.
Do Ba, một người nữa sống sót trong vụ thảm sát Mỹ Lai, cũng đã xây dựng cuộc sống mới từ đau thương. Ba mất mẹ và hai anh chị trong sự kiện kinh hoàng đó. Giờ đây, anh sống cùng vợ và đứa con gái 14 tháng tuổi tại TP HCM và làm việc cho một công ty điện tử.
Ba đã tái ngộ với Larry Colburn, người đã cứu anh cách đây 40 năm. Colburn khi đó phụ trách súng trên chiếc trực thăng đã hạ cánh xuống Mỹ Lai và ngăn đồng ngũ giết hại dân thường.
"Tôi vừa gặp Do Ba cùng vợ và con gái anh ấy", Colburn cho biết. "Anh ấy đã thay đổi, không còn là người đàn ông cô đơn và tuyệt vọng nữa. Anh ấy là minh chứng cho ý chí và khát vọng sống".
Bên trong một ngôi nhà ở Mỹ Lai, Trần Thị Oanh hồi tưởng lại những gì đã diễn ra. Oanh khi đó 8 tuổi đã bị bắn vào chân khi lính Mỹ đến nhà.
"Tôi giả vờ chết để tên lính không bắn nữa", chị nhớ lại. "Sau đó tôi bò đến nhà dì, và nhìn thấy cả 6 người trong gia đình dì đã bị giết. Ngôi nhà thì đang cháy. Mọi thứ đều chuyển sang màu đen, kể cả màu da của những xác người. Chẳng còn lại gì hết".
Oanh đã bò ra góc phố và nhìn thấy thi thể của một cụ bà. Chị bò tiếp và gặp một tên lính đang chĩa súng vào người chị. "Tôi kinh hãi và lại nằm xuống giả vờ chết", Oanh kể lại. Khi được hỏi có tha thứ cho những binh sĩ đã giết hại gia đình chị không, người phụ nữ gần ngũ tuần này nhìn trân trối vào hư không và lạnh lùng đáp: "Xin lỗi. Tôi không thể".
Nỗi đau vẫn còn đó và một nhóm các nhà hoạt động vì hòa bình của Mỹ đang hàn gắn lại vết thương mang tên Mỹ Lai.
Khoảng 100 học sinh tiểu học mặc áo trắng quàng khăn đỏ hằng ngày chơi đùa tại ngôi trường do tổ chức Madison Quakers giúp xây dựng. Hiệu phó Trần Anh Tùng cho biết anh coi đây là nơi người dân Mỹ Lai nhìn vào tương lai.
"Chúng tôi không bao giờ quên rằng lính Mỹ đã bắn giết dân thường Việt Nam", hiệu phó Trần Anh Tùng nói. "Nhưng đó là quá khứ. Giờ đây chúng tôi coi mọi người là bạn và tốt nhất là chung sống hòa bình để thế giới này tốt đẹp hơn".
Ngọc Sơn (theo AP)
3.13.2008
Quá trình đàm phán Hiệp định Paris 1972 - nhìn từ phía Mỹ
05:38' 02/01/2003 (GMT+7)
Tài liệu ''Chiến tranh Việt Nam'' do các cựu chiến binh Mỹ soạn và đưa lên Internet, gồm 9 chương, phản ánh khá đầy đủ những diễn biến của một cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Theo chúng tôi, mặc dầu có quan điểm chưa chính xác và thiếu khách quan, như đánh giá về lực lượng của Chính phủ Cách mạng lâm thời, nhưng đây là một tài liệu có thể giúp chúng ta tham khảo về cách nhìn của người Mỹ trong quá trình thương lượng và thi hành Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ký kết Hiệp định Paris (1/1972 - 1/2002), Việt Nam Net xin trích dịch giới thiệu với độc giả chương 8 - ''Các cuộc thương lượng'' trong tài liệu này.
...
Tranh cãi quang hình dáng của chiếc bàn
Suốt trong một thời gian dài, các cuộc thương lượng chẳng đi đến đâu. Đơn giản chỉ là các cuộc cãi vã xung quanh chuyện hình dáng chiếc bàn họp. Phía Mỹ muốn họ và chính quyền Sài Gòn ngồi một bên, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngồi một bên. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muốn có 4 bên: 1. Mỹ; 2.Việt Nam Cộng hòa (chính quyền Sài Gòn); 3. Việt Nam Dân chủ cộng hòa và 4. Chính phủ cách mạng lâm thời (CPCMLT).
Nhiều người đã chỉ trích rằng đó chỉ là một trò vớ vẩn, rằng các nhà ngoại giao chỉ tốn thời gian cho những trò vô bổ. Họ đã lầm: Cuộc tranh luận về hình dáng chiếc bàn thật ra là chuyện hoàn toàn hợp lý.
Phía Mỹ muốn một giải pháp hòa bình, theo đó chính quyền Sài Gòn sẽ kiểm soát được hoàn toàn miền Nam Việt Nam. Nếu xảy ra khả năng này, CPCMLT và những cán bộ Cộng sản nòng cốt của CPCMLT sẽ ''biến khỏi mặt đất''. Điều mà Mỹ muốn chính là một hiệp định mà khi thực hiện, Bắc Việt sẽ phải bỏ rơi những người đồng chí miền Nam của họ. CPCMLT chắc hẳn không chấp nhận một hiệp định như vậy. Vì vậy, chừng nào Bắc Việt vẫn yêu cầu CPCMLT phải có một đoàn riêng tại hội nghị và có thể tự phát ngôn, và không muốn bị ghép vào thành một đoàn Cộng sản hỗn hợp trong đó Bắc Việt là người phát ngôn, thì chừng đó vẫn thấy rõ là Bắc Việt không sẵn sàng ký một hiệp định có thể thỏa mãn ý định của Mỹ. Còn phía Mỹ nếu không muốn thấy có một đoàn Cộng sản miền Nam Việt Nam riêng rẽ tại hội nghị thì cũng chứng tỏ họ không muốn ký bất cứ một hiệp định nào kiểu như vậy. Chuyện bàn cãi về hình dáng cái bàn vì vậy không phải hoàn toàn vô nghĩa. Cuối cùng một phương án thỏa hiệp đã được thông qua: sẽ dùng một chiếc bàn tròn lớn và hai bàn chữ nhật nhỏ, được bố trí sao cho Hoa Kỳ có thể giải thích rằng đó là một cuộc thương lượng của hai phía, đồng thời những người Cộng sản lại có thể giải thích rằng đó là cuộc thương lượng bốn bên.
Tuy nhiên, vấn đề chính lại nằm ở chỗ, chẳng có lấy một khả năng thực tế nào để thỏa hiệp. Cả hai bên đều nói về giải pháp chính trị đem lại hòa bình, nhưng trên thực tế, những người Cộng sản và chính quyền Sài Gòn không bao giờ có thể chung sống hòa bình trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam: cả hai phía sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm tiêu diệt nhau cho đến khi một trong hai bên đạt được mục đích của mình.
Từ năm 1968 đến 1971, cán cân lực lượng chuyển sang có lợi cho phía Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa. Vùng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn mở rộng dần. Nhiều cán bộ Cộng sản bị bắt hoặc bị giết bởi chương trình ''Phượng Hoàng''.
Mỹ bối rối
Mặc dù Việt cộng bị suy yếu nghiêm trọng nhưng thiệt hại của các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lại không lớn, trong khi đó, làn sóng phản đối chiến tranh ngày càng tăng lên trong lòng nước Mỹ buộc chính quyền phải cho rút ngày càng nhiều quân Mỹ ra khỏi Việt Nam. Tệ hơn nữa, trạng thái tinh thần và sức chiến đấu của các đơn vị quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam ngày càng sa sút nghiêm trọng. Những câu chuyện về lính Mỹ nghiện hút, thỉnh thoảng còn giết cả sĩ quan chỉ huy càng làm cho sự nhiệt tình của người Mỹ suy giảm. Cuộc chiến tranh mất sự ủng hộ của dân chúng đến lượt nó lại trở thành nguyên nhân dẫn đến sự nhụt chí của các đơn vị chiến đấu. Cho đến trước mùa xuân 1972, quân Mỹ đã hầu như không tham chiến trên bộ. Nhưng rồi vào thời điểm Lễ Phục sinh 1972, những người Cộng sản đã tiến hành một chiến dịch tiến công lớn. Với sự yểm trợ của không quân Mỹ, chính quyền Sài Gòn đã ngăn chặn được cuộc tấn công đó nhưng bản thân cũng bị suy yếu đáng kể. Công bằng mà nói, vào năm 1972, thậm chí ngay từ năm 1971, khi số trận đánh do quân Mỹ thực hiện giảm xuống gần bằng không, lực lượng của CPCMLT đã không còn suy yếu nữa và đã bắt đầu lớn mạnh trở lại. Cán cân lực lượng không còn nghiêng về phía nào trong vấn đề giải quyết mục tiêu cơ bản của chiến tranh: Ai sẽ kiểm soát miền Nam Việt Nam? Và như trên đã nhận xét, trong vấn đề này không hề có sự thỏa hiệp thực sự nào.
Mặc dù vậy, những thiệt hại ghê gớm mà các bên chủ chốt tham chiến phải gánh chịu, cộng với sức ép chính trị ngày càng tăng lên đòi hỏi phải có một giải pháp nào đó. Cuối cùng vào tháng 1/1973, cuộc thương lượng ở Paris đã đi đến một hiệp định kiểu như vậy. Dưới đây là một số điều khoản chính của Hiệp định Hòa bình Paris:
1. Ngừng bắn tại chỗ, cả hai phía chấm dứt nổ súng. Cho đến khi đạt được giải pháp chính trị cuối cùng, hai bên kiểm soát phần lãnh thổ mà họ đã kiểm soát cho đến trước thời điểm Hiệp định có hiệu lực.
2. Thả tất cả tù binh chiến tranh.
3. Mỹ rút toàn bộ lực lượng ra khỏi Việt Nam cùng phương tiện trang bị.
4. Bắc Việt Nam chấm dứt chuyển người và phương tiện vào miền Nam Việt Nam qua Lào và Campuchia.
5. Tương lai miền Nam Việt Nam sẽ được giải quyết một cách hòa bình bằng các phương tiện chính trị.
Về một phương diện nào đó, Hiệp định này quả là chuyện đùa vì chẳng có bên nào có ý định thực hiện. Nó không giải quyết vấn đề cuối cùng ai sẽ là người kiểm soát miền Nam Việt Nam. Nó để ngỏ điều đó cho quá trình thực hiện giải pháp chính trị trong tương lai.
Đối với Hà Nội và CPCMLT, Hiệp định Paris là một cơ hội. Về quân sự, nó có lợi nhiều cho họ: nó yêu cầu Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam nhưng không yêu cầu quân đội Bắc Việt Nam cũng phải làm như vậy. Về chính trị nó cũng có vẻ tốt hơn đối với họ. Mức độ ủng hộ của dân chúng đối với họ khá lớn, họ lại có sự đoàn kết nội bộ tốt hơn và có đội ngũ cán bộ tổ chức tốt hơn các lực lượng chống cộng. Thậm chí nếu họ không phát huy được lợi thế đó mà đánh mất khả năng cạnh tranh chính trị một cách hoà bình thì họ vẫn luôn có thể trở lại cầm súng tiếp tục chiến đấu. Nói tóm lại, các điều khoản của Hiệp định Paris kêu gọi lập lại quá trình chính trị bình thường đã không làm tổn hại tới Cộng sản, thậm chí có thể còn rất có lợi cho họ. Họ tỏ ra rất phấn chấn vì các điều khoản của Hiệp định Paris.
Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, tướng Thiệu tỏ ra rất lo sợ về điều khoản này đã miễn cưỡng ký Hiệp định. Ông ta không có đủ tự tin về khả năng sống sót trong cuộc cạnh tranh chính trị hòa bình ở miền Nam Việt Nam. Kỹ năng chính trị của ông ta không phải là siêu việt gì và ông ta lại không được đông đảo công chúng ủng hộ, thậm chí ngay trong hàng ngũ những người chống Cộng. Một cuộc bầu cử thực sự tự do sẽ tạo cơ hội tuyệt vời cho Cộng sản lôi kéo các phe nhóm ở Sài Gòn chống lại nhau. Nếu cuộc bầu cử thật sự tự do diễn ra, Cộng sản có thể không giành được đa số ủng hộ, nhưng Thiệu cũng không có cơ hội. Và nếu thua trong đấu tranh chính trị hòa bình, rồi tiếp tục cuộc chiến, vị trí của Thiệu sẽ còn suy yếu nghiêm trọng hơn do các cuộc cãi vã giữa các phe phái chống Cộng sẽ gay gắt hơn.
Mặt khác, Thiệu không thể chiến đấu với Cộng sản trên chiến trường nếu không được Mỹ trợ giúp. Quan điểm của Thiệu là: tốt nhất hãy nhanh chóng hủy bỏ Hiệp định và Mỹ quay trở lại Việt Nam.
Không còn chỗ cho người Mỹ
Điều mà nước Mỹ đạt được từ Hiệp định này là có thể bỏ được chiến tranh Việt Nam. Các đơn vị quân Mỹ rút về nước, sự thiệt hại về người sẽ chấm dứt, tất cả tù binh được trả về. Mỹ chỉ duy trì ảnh hưởng hạn chế đến tiến trình các sự kiện diễn ra ở Việt Nam. Khi Mỹ rút, thực trạng mà họ để lại là lực lượng kết hợp của Cộng sản Việt Nam (cả miền Bắc, cả miền Nam) trở nên mạnh hơn đáng kể so với chính quyền Sài Gòn. Vào thời điểm ký Hiệp định, Tổng thống Mỹ R. Nixon vẫn hy vọng có thể dùng con bài ''Mỹ có thể quay lại tham chiến'' để đe dọa Cộng sản không được sử dụng ưu thế đó của mình, nhưng sự sụp đổ và mất chức mấy tháng sau đó của ông ta đã làm cho lời răn đe ấy chẳng còn độ tin cậy nào.
Kết cục, khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực, tình hình diễn biến như sau: Hầu như tất cả nhân viên quân sự Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam, một số mặc áo dân sự còn ở lại nhưng không còn tham chiến. Mặc dầu vậy, thay vì phải rút hết trang bị, vũ khí, quân đội Mỹ đã để lại phần lớn cho chính quyền Sài Gòn, sau đó giải thích rằng số vũ khí này đã không còn thuộc về Mỹ nữa và Hiệp định Paris không yêu cầu Mỹ phải đem theo khi rút khỏi miền Nam Việt Nam.
Về phía Cộng sản, Hà Nội đã làm ngơ yêu cầu không được chuyển người và trang bị vào miền Nam Việt Nam qua ngả Lào và Campuchia. Trái lại, đến năm 1974, họ còn gia tăng đáng kể việc vận chuyển lên mức chưa từng có trước đó.
Không có ngày nào không xảy ra nổ súng. Trong vài tháng đầu, phần lớn các trận đánh là do quân lực Việt Nam Cộng hòa gây ra vì họ muốn chiếm thêm càng nhiều lãnh thổ càng tốt trước khi Cộng sản có thể tái tổ chức được lực lượng. Quá trình thực hiện giải pháp chính trị về tương lai của miền Nam Việt Nam mà Hiệp định Paris nhấn mạnh đã bị chính quyền Thiệu phong tỏa từ Sài Gòn.
...
* Dương Thành (lược dịch) Theo Vietnam net
Tài liệu ''Chiến tranh Việt Nam'' do các cựu chiến binh Mỹ soạn và đưa lên Internet, gồm 9 chương, phản ánh khá đầy đủ những diễn biến của một cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Theo chúng tôi, mặc dầu có quan điểm chưa chính xác và thiếu khách quan, như đánh giá về lực lượng của Chính phủ Cách mạng lâm thời, nhưng đây là một tài liệu có thể giúp chúng ta tham khảo về cách nhìn của người Mỹ trong quá trình thương lượng và thi hành Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ký kết Hiệp định Paris (1/1972 - 1/2002), Việt Nam Net xin trích dịch giới thiệu với độc giả chương 8 - ''Các cuộc thương lượng'' trong tài liệu này.
...
Tranh cãi quang hình dáng của chiếc bàn
Suốt trong một thời gian dài, các cuộc thương lượng chẳng đi đến đâu. Đơn giản chỉ là các cuộc cãi vã xung quanh chuyện hình dáng chiếc bàn họp. Phía Mỹ muốn họ và chính quyền Sài Gòn ngồi một bên, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngồi một bên. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muốn có 4 bên: 1. Mỹ; 2.Việt Nam Cộng hòa (chính quyền Sài Gòn); 3. Việt Nam Dân chủ cộng hòa và 4. Chính phủ cách mạng lâm thời (CPCMLT).
Nhiều người đã chỉ trích rằng đó chỉ là một trò vớ vẩn, rằng các nhà ngoại giao chỉ tốn thời gian cho những trò vô bổ. Họ đã lầm: Cuộc tranh luận về hình dáng chiếc bàn thật ra là chuyện hoàn toàn hợp lý.
Phía Mỹ muốn một giải pháp hòa bình, theo đó chính quyền Sài Gòn sẽ kiểm soát được hoàn toàn miền Nam Việt Nam. Nếu xảy ra khả năng này, CPCMLT và những cán bộ Cộng sản nòng cốt của CPCMLT sẽ ''biến khỏi mặt đất''. Điều mà Mỹ muốn chính là một hiệp định mà khi thực hiện, Bắc Việt sẽ phải bỏ rơi những người đồng chí miền Nam của họ. CPCMLT chắc hẳn không chấp nhận một hiệp định như vậy. Vì vậy, chừng nào Bắc Việt vẫn yêu cầu CPCMLT phải có một đoàn riêng tại hội nghị và có thể tự phát ngôn, và không muốn bị ghép vào thành một đoàn Cộng sản hỗn hợp trong đó Bắc Việt là người phát ngôn, thì chừng đó vẫn thấy rõ là Bắc Việt không sẵn sàng ký một hiệp định có thể thỏa mãn ý định của Mỹ. Còn phía Mỹ nếu không muốn thấy có một đoàn Cộng sản miền Nam Việt Nam riêng rẽ tại hội nghị thì cũng chứng tỏ họ không muốn ký bất cứ một hiệp định nào kiểu như vậy. Chuyện bàn cãi về hình dáng cái bàn vì vậy không phải hoàn toàn vô nghĩa. Cuối cùng một phương án thỏa hiệp đã được thông qua: sẽ dùng một chiếc bàn tròn lớn và hai bàn chữ nhật nhỏ, được bố trí sao cho Hoa Kỳ có thể giải thích rằng đó là một cuộc thương lượng của hai phía, đồng thời những người Cộng sản lại có thể giải thích rằng đó là cuộc thương lượng bốn bên.
Tuy nhiên, vấn đề chính lại nằm ở chỗ, chẳng có lấy một khả năng thực tế nào để thỏa hiệp. Cả hai bên đều nói về giải pháp chính trị đem lại hòa bình, nhưng trên thực tế, những người Cộng sản và chính quyền Sài Gòn không bao giờ có thể chung sống hòa bình trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam: cả hai phía sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm tiêu diệt nhau cho đến khi một trong hai bên đạt được mục đích của mình.
Từ năm 1968 đến 1971, cán cân lực lượng chuyển sang có lợi cho phía Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa. Vùng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn mở rộng dần. Nhiều cán bộ Cộng sản bị bắt hoặc bị giết bởi chương trình ''Phượng Hoàng''.
Mỹ bối rối
Mặc dù Việt cộng bị suy yếu nghiêm trọng nhưng thiệt hại của các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lại không lớn, trong khi đó, làn sóng phản đối chiến tranh ngày càng tăng lên trong lòng nước Mỹ buộc chính quyền phải cho rút ngày càng nhiều quân Mỹ ra khỏi Việt Nam. Tệ hơn nữa, trạng thái tinh thần và sức chiến đấu của các đơn vị quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam ngày càng sa sút nghiêm trọng. Những câu chuyện về lính Mỹ nghiện hút, thỉnh thoảng còn giết cả sĩ quan chỉ huy càng làm cho sự nhiệt tình của người Mỹ suy giảm. Cuộc chiến tranh mất sự ủng hộ của dân chúng đến lượt nó lại trở thành nguyên nhân dẫn đến sự nhụt chí của các đơn vị chiến đấu. Cho đến trước mùa xuân 1972, quân Mỹ đã hầu như không tham chiến trên bộ. Nhưng rồi vào thời điểm Lễ Phục sinh 1972, những người Cộng sản đã tiến hành một chiến dịch tiến công lớn. Với sự yểm trợ của không quân Mỹ, chính quyền Sài Gòn đã ngăn chặn được cuộc tấn công đó nhưng bản thân cũng bị suy yếu đáng kể. Công bằng mà nói, vào năm 1972, thậm chí ngay từ năm 1971, khi số trận đánh do quân Mỹ thực hiện giảm xuống gần bằng không, lực lượng của CPCMLT đã không còn suy yếu nữa và đã bắt đầu lớn mạnh trở lại. Cán cân lực lượng không còn nghiêng về phía nào trong vấn đề giải quyết mục tiêu cơ bản của chiến tranh: Ai sẽ kiểm soát miền Nam Việt Nam? Và như trên đã nhận xét, trong vấn đề này không hề có sự thỏa hiệp thực sự nào.
Mặc dù vậy, những thiệt hại ghê gớm mà các bên chủ chốt tham chiến phải gánh chịu, cộng với sức ép chính trị ngày càng tăng lên đòi hỏi phải có một giải pháp nào đó. Cuối cùng vào tháng 1/1973, cuộc thương lượng ở Paris đã đi đến một hiệp định kiểu như vậy. Dưới đây là một số điều khoản chính của Hiệp định Hòa bình Paris:
1. Ngừng bắn tại chỗ, cả hai phía chấm dứt nổ súng. Cho đến khi đạt được giải pháp chính trị cuối cùng, hai bên kiểm soát phần lãnh thổ mà họ đã kiểm soát cho đến trước thời điểm Hiệp định có hiệu lực.
2. Thả tất cả tù binh chiến tranh.
3. Mỹ rút toàn bộ lực lượng ra khỏi Việt Nam cùng phương tiện trang bị.
4. Bắc Việt Nam chấm dứt chuyển người và phương tiện vào miền Nam Việt Nam qua Lào và Campuchia.
5. Tương lai miền Nam Việt Nam sẽ được giải quyết một cách hòa bình bằng các phương tiện chính trị.
Về một phương diện nào đó, Hiệp định này quả là chuyện đùa vì chẳng có bên nào có ý định thực hiện. Nó không giải quyết vấn đề cuối cùng ai sẽ là người kiểm soát miền Nam Việt Nam. Nó để ngỏ điều đó cho quá trình thực hiện giải pháp chính trị trong tương lai.
Đối với Hà Nội và CPCMLT, Hiệp định Paris là một cơ hội. Về quân sự, nó có lợi nhiều cho họ: nó yêu cầu Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam nhưng không yêu cầu quân đội Bắc Việt Nam cũng phải làm như vậy. Về chính trị nó cũng có vẻ tốt hơn đối với họ. Mức độ ủng hộ của dân chúng đối với họ khá lớn, họ lại có sự đoàn kết nội bộ tốt hơn và có đội ngũ cán bộ tổ chức tốt hơn các lực lượng chống cộng. Thậm chí nếu họ không phát huy được lợi thế đó mà đánh mất khả năng cạnh tranh chính trị một cách hoà bình thì họ vẫn luôn có thể trở lại cầm súng tiếp tục chiến đấu. Nói tóm lại, các điều khoản của Hiệp định Paris kêu gọi lập lại quá trình chính trị bình thường đã không làm tổn hại tới Cộng sản, thậm chí có thể còn rất có lợi cho họ. Họ tỏ ra rất phấn chấn vì các điều khoản của Hiệp định Paris.
Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, tướng Thiệu tỏ ra rất lo sợ về điều khoản này đã miễn cưỡng ký Hiệp định. Ông ta không có đủ tự tin về khả năng sống sót trong cuộc cạnh tranh chính trị hòa bình ở miền Nam Việt Nam. Kỹ năng chính trị của ông ta không phải là siêu việt gì và ông ta lại không được đông đảo công chúng ủng hộ, thậm chí ngay trong hàng ngũ những người chống Cộng. Một cuộc bầu cử thực sự tự do sẽ tạo cơ hội tuyệt vời cho Cộng sản lôi kéo các phe nhóm ở Sài Gòn chống lại nhau. Nếu cuộc bầu cử thật sự tự do diễn ra, Cộng sản có thể không giành được đa số ủng hộ, nhưng Thiệu cũng không có cơ hội. Và nếu thua trong đấu tranh chính trị hòa bình, rồi tiếp tục cuộc chiến, vị trí của Thiệu sẽ còn suy yếu nghiêm trọng hơn do các cuộc cãi vã giữa các phe phái chống Cộng sẽ gay gắt hơn.
Mặt khác, Thiệu không thể chiến đấu với Cộng sản trên chiến trường nếu không được Mỹ trợ giúp. Quan điểm của Thiệu là: tốt nhất hãy nhanh chóng hủy bỏ Hiệp định và Mỹ quay trở lại Việt Nam.
Không còn chỗ cho người Mỹ
Điều mà nước Mỹ đạt được từ Hiệp định này là có thể bỏ được chiến tranh Việt Nam. Các đơn vị quân Mỹ rút về nước, sự thiệt hại về người sẽ chấm dứt, tất cả tù binh được trả về. Mỹ chỉ duy trì ảnh hưởng hạn chế đến tiến trình các sự kiện diễn ra ở Việt Nam. Khi Mỹ rút, thực trạng mà họ để lại là lực lượng kết hợp của Cộng sản Việt Nam (cả miền Bắc, cả miền Nam) trở nên mạnh hơn đáng kể so với chính quyền Sài Gòn. Vào thời điểm ký Hiệp định, Tổng thống Mỹ R. Nixon vẫn hy vọng có thể dùng con bài ''Mỹ có thể quay lại tham chiến'' để đe dọa Cộng sản không được sử dụng ưu thế đó của mình, nhưng sự sụp đổ và mất chức mấy tháng sau đó của ông ta đã làm cho lời răn đe ấy chẳng còn độ tin cậy nào.
Kết cục, khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực, tình hình diễn biến như sau: Hầu như tất cả nhân viên quân sự Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam, một số mặc áo dân sự còn ở lại nhưng không còn tham chiến. Mặc dầu vậy, thay vì phải rút hết trang bị, vũ khí, quân đội Mỹ đã để lại phần lớn cho chính quyền Sài Gòn, sau đó giải thích rằng số vũ khí này đã không còn thuộc về Mỹ nữa và Hiệp định Paris không yêu cầu Mỹ phải đem theo khi rút khỏi miền Nam Việt Nam.
Về phía Cộng sản, Hà Nội đã làm ngơ yêu cầu không được chuyển người và trang bị vào miền Nam Việt Nam qua ngả Lào và Campuchia. Trái lại, đến năm 1974, họ còn gia tăng đáng kể việc vận chuyển lên mức chưa từng có trước đó.
Không có ngày nào không xảy ra nổ súng. Trong vài tháng đầu, phần lớn các trận đánh là do quân lực Việt Nam Cộng hòa gây ra vì họ muốn chiếm thêm càng nhiều lãnh thổ càng tốt trước khi Cộng sản có thể tái tổ chức được lực lượng. Quá trình thực hiện giải pháp chính trị về tương lai của miền Nam Việt Nam mà Hiệp định Paris nhấn mạnh đã bị chính quyền Thiệu phong tỏa từ Sài Gòn.
...
* Dương Thành (lược dịch) Theo Vietnam net
3.12.2008
Diễn biến chính của Hội nghị Paris về Việt Nam
Thứ sáu, 24 Tháng một 2003, 15:40 GMT+7
Diễn biến chính cua Hội nghi Paris về Viet Nam
Ngoại trưởng Mỹ William P. Rogers ký Hiệp định Paris.
Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam và mở đường cho sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. Đây là kết quả của gần 5 năm đàm phán, với 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 500 buổi họp báo, gần 1.000 cuộc phỏng vấn và phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trên khắp thế giới.
Năm 1967
23 đến 26/1. Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định nâng hoạt động ngoại giao thành một mặt trận để phối hợp với mặt trận quân sự và chính trị.
Tổng thống Mỹ Johnson.
28/1. Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh trả lời phỏng vấn nhà báo Australia Winfred Burchet: "Nếu Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc Việt Nam thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) có thể nói chuyện với Mỹ".
29/9. Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson tuyên bố công thức San Antonio về vấn đề nói chuyện với VNDCCH.
29/12. Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên bố: "Sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc Việt Nam, VNDCCH sẽ nói chuyện với Mỹ về những vấn đề liên quan".
Năm 1968
30 và 31/1. Lực lượng giải phóng tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân ở toàn miền Nam.
31/3. Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đọc diễn văn về việc ném bom hạn chế miền Bắc Việt Nam và đề nghị nói chuyện với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH).
3/4. Sau nhiều cuộc tiếp xúc bí mật mang tính "tiền trạm" của phía Mỹ, Chính phủ VNDCCH tuyên bố "sẽ cử đại diện tiếp xúc với đại diện Mỹ".
2/5. VNDCCH và Mỹ thỏa thuận lấy thành phố Paris làm điểm tiếp xúc sau một cuộc tranh luận kéo dài gần một tháng.
13/5. Hội nghị Paris giữa phái đoàn VNDCCH và Mỹ chính thức bắt đầu tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, phố Kléber. Mỹ cử Averell Harriman và Cypruc Vance, hai nhà ngoại giao kỳ cựu, làm trưởng và phó đoàn. Ngoài ra còn có hai chuyên gia khác về Việt Nam là Philippe Habib và W.Jordan. Phía VNDCCH có ông Xuân Thủy, từng nắm trọng trách Bộ trưởng Ngoại giao làm trưởng đoàn, phó đoàn là ông Hà Văn Lâu, nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngoài ra còn có luật gia Phan Hiền, phó tổng biên tập báo Nhân Dân Nguyễn Thành Lê và ông Nguyễn Minh Vỹ, người từng tham gia Hội nghị Geneva 1961-1962 về Lào.
Lập trường của Mỹ thời kỳ đầu đàm phán là: Cần có sự tham gia của phái đoàn Chính phủ Sài Gòn, Bắc Việt Nam không vi phạm khu phi quân sự, không bắn pháo hay tên lửa vào các thành phố lớn ở miền Nam như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Phía VNDCCH phản đối những đòi hỏi đó và đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và để Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tham gia hội đàm.
3/6. Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam, cố vấn đặc biệt của phái đoàn VNDCCH Lê Đức Thọ tới Paris.
8/9. Bắt đầu cuộc tiếp xúc riêng giữa cố vấn Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Xuân Thủy với các ông Harriman và Cypruc Vance.
Ông Lê Đức Thọ và ông Kissinger.
21/10. Bộ trưởng Xuân Thủy thông báo Hà Nội chấp nhận hội nghị bốn bên giữa VNDCCH, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN), Mỹ và Việt Nam Cộng hòa (VNCH).
31/10. Tổng thống Johnson tuyên bố với nhân dân Mỹ: "Chấm dứt mọi việc ném bom bằng không quân, hải quân và bắn phá bằng pháo binh chống miền Bắc Việt Nam bắt đầu từ ngày 1/11/1968", bất chấp sự phản đối của Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu.
Tổng thống Mỹ Richard Nixon.
6/11. Ứng viên đảng Cộng hòa Richard Nixon đắc cử Tổng thống Mỹ.
27/11. Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận tham dự Hội nghị Paris cùng với Mỹ, VNDCCH và MTDTGPMNVN.
7/12. Phái đoàn VNCH do ông Nguyễn Cao Kỳ làm cố vấn, ông Phạm Đăng Lâm làm trưởng đoàn rời Sài Gòn đi Paris dự hội nghị.
10/12. Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cử phái đoàn đi dự Hội nghị Paris do ông Trần Bửu Kiếm làm trưởng đoàn, bà Nguyễn Thị Bình làm phó trưởng đoàn.
Năm 1969
25/1. 10h30" sáng, hội nghị bốn bên: VNDCCH, MTDTGPMNVN, Mỹ và VNCH khai mạc trọng thể tại Paris, 5 ngày sau khi Tổng thống Lyndon Johnson rời khỏi Nhà Trắng.
23/2. Richard Nixon ra lệnh ném bom “đất thánh” của “Việt Cộng” ở Campuchia.
8/3. Đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge tới gặp riêng Bộ trưởng Xuân Thủy. Sau đó ông ta đảm trách vị trí trưởng đoàn Mỹ tại Hội nghị Paris thay ông Harriman.
8/5. Phái đoàn MTDTGPMNVN do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình đứng đầu đưa ra "Giải pháp hòa bình 10 điểm".
14/5. Tổng thống Mỹ Richard Nixon đưa ra "Đề nghị tám điểm".
Biểu tình phản đối chiến tranh trước Lầu Năm Góc.
6/6. Thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
8/6. Tổng thống Mỹ gặp ông Nguyễn Văn Thiệu ở đảo Midway và ra tuyên bố về đợt rút quân Mỹ đầu tiên gồm 25.000 binh sĩ khỏi miền Nam Việt Nam, bước đầu thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
4/8. Ông Henry Kissinger bí mật gặp ông Xuân Thủy lần đầu tiên ở Paris.
15/10. Bắt đầu đợt “tạm ngừng hoạt động” ở Mỹ để phản đối chiến tranh Việt Nam. Biểu tình rầm rộ diễn ra ở hầu khắp các thành phố lớn trên đất Mỹ.
3/11. Nixon tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề Việt Nam bằng thương lượng hoặc thông qua "Việt Nam hóa chiến tranh".
Năm 1970
Tháng 1. Ban chấp hàng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định đẩy mạnh đấu tranh toàn diện ở miền Nam Việt Nam từ cuối năm 1970 và 1971, chuẩn bị cho bước quyết định vào năm 1972.
Cố vấn Lê Đức Thọ và Henry Kissinger.
Cố vấn Lê Đức Thọ và ông Henry Kissinger.
21/2. Cố vấn Lê Đức Thọ, Bộ trưởng Xuân Thủy gặp ông Henry Kissinger cùng Richard Smyer, chuyên gia về vấn đề Việt Nam, và tướng V. Walters. Bắt đầu các cuộc gặp riêng Lê Đức Thọ và Kissinger.
Tháng 3. Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam quyết định đẩy mạnh tấn công quân sự, chính trị và ngoại giao, đòi thành lập chính phủ liên hiệp ở miền Nam.
4/5. Cảnh sát Mỹ bắn chết 4 sinh viên phản đối chiến tranh Việt Nam ở Đại học Kent. 5 ngày sau, biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam nổ ra khắp nước Mỹ.
Sinh viên Đại học Kent bị bắn chết.
Sinh viên Đại học Kent bị bắn chết trong cuộc biểu tình.
17/9. Tại phiên họp toàn thể lần thứ 80 Hội nghị Paris, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đưa ra giải pháp "Tám điểm / nói rõ thêm" về Việt Nam, trong đó có việc rút quân Mỹ và thả tù binh cùng một thời hạn, thành lập chính phủ Liên hiệp Lâm thời ở miền Nam Việt Nam.
18/10. Tổng thống Mỹ Nixon đưa ra "Đề nghị năm điểm" mà không đòi quân miền Bắc rút khỏi miền Nam Việt Nam.
10/12. Tại phiên họp toàn thể lần thứ 94 Hội nghị Paris, bà Nguyễn Thị Bình đưa ra "Tuyên bố ba điểm" về ngừng bắn và yêu cầu quân Mỹ rút khỏi miền Nam vào ngày 31/7/1971.
Năm 1971
21/4. Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai mời Tổng thống Mỹ Richard Nixon thăm Bắc Kinh sau màn "ngoại giao bóng bàn" giữa Mỹ và Trung Quốc.
31/5. Tại cuộc gặp riêng với ông Xuân Thủy, ông Kissinger đưa ra đề nghị “cuối cùng” bảy điểm, đòi tách riêng vấn đề quân sự và vấn đề chính trị, mặc dù trước đây Mỹ định bàn cả hai.
26/6. Phái đoàn VNDCCH đưa ra "Đề nghị chín điểm".
1/7. Tại hội nghị bốn bên, Chính phủ Cách mạng Lâm thời CHMNVN đưa ra "Đề nghị bảy điểm" đòi quân Mỹ rút ra khỏi miền Nam Việt Nam trong năm 1971.
Kisinger gặp Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai.
Ông Kisinger gặp Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai tại Bắc Kinh.
9/7. Kissinger tới Trung Quốc làm tiền trạm cho Tổng thống Nixon đi thăm chính thức Bắc Kinh.
13/7. Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai bí mật sang Hà Nội thông báo việc Kissinger đi Bắc Kinh.
16/8. Tại cuộc gặp riêng ở Trung Quốc, Kissinger đưa ra "Đề nghị tám điểm". Về cơ bản Mỹ vẫn giữ lập trường cũ: Không muốn giải quyết toàn bộ mà chỉ muốn giải quyết vấn đề quân sự để lấy được tù binh về.
20/11. Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng thăm Bắc Kinh.
Năm 1972
25/1. Tổng thống Mỹ Nixon đơn phương công bố nội dung các cuộc gặp riêng và "Đề nghị tám điểm" đưa ra hôm 16/8/1971.
31/1. Phái đoàn VNDCCH công bố "Đề nghị chín điểm" đã trao cho ông Kissinger ngày 26/6/1971, tố cáo Nhà Trắng vi phạm thỏa thuận giữa hai bên không công bố các nội dung cuộc họp riêng theo đề nghị của chính ông Kissinger. Dư luận xôn xao.
Tổng thống Mỹ Nixon gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông tại Bắc Kinh.
17/2. Tổng thống Mỹ Richard Nixon lên đường thăm Trung Quốc. Sau đó Trung Quốc và Mỹ ra Thông cáo chung Thượng Hải.
22/3. Mỹ đơn phương tuyên bố ngừng họp Hội nghị Paris vô thời hạn.
30/3. Mở màn cuộc tấn công chiến lược Xuân - Hè, quân giải phóng miền Nam mở các cuộc tấn công lớn từ Quảng Trị đến Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.
6/4. Tổng thống Mỹ Richard Nixon hạ lệnh ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam.
15/4. Mỹ ném bom tại miền Bắc.
2/5. Các ông Lê Đức Thọ và Xuân Thủy gặp lại ông Kissinger tại Paris. Toàn tỉnh Quảng Trị được giải phóng.
8/5. Mỹ thả mìn các cảng và phong tỏa miền Bắc.
Tháng 6. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam quyết định chuyển sang chiến lược hòa bình.
13/7. Mỹ chấp nhận họp lại hội nghị toàn thể bốn bên ở Paris.
19/7. Tại cuộc gặp riêng, Việt Nam và Mỹ đều đưa ra tuyên bố về chính sách chung. Cuộc thương lượng bí mật giữa Lê Đức Thọ và Kissinger đi vào thực chất.
1/8. Mỹ đưa ra "Đề nghị 12 điểm", VNDCCH đưa ra "Đề nghị 10 điểm".
14/8. Đoàn VNDCCH trao cho Mỹ văn kiện khẳng định lại một số nguyên tắc: Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, mọi sự dính líu về quân sự ở Việt Nam, mọi sự can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam, tôn trọng quyền tự quyết và quyền độc lập thực sự của Việt Nam; Phải thừa nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 lực lượng vũ trang và 3 lực lượng chính trị, cần lập một chính phủ hòa hợp dân tộc ba thành phần.
8/10. Phái đoàn VNDCCH đưa cho phía Mỹ dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” và hai bên thảo luận cụ thể từng điều khoản.
11/10. Trong cuộc gặp riêng giữa Lê Đức Thọ và Xuân Thủy với Kissinger kéo dài từ sáng ngày 11 đến 2 giờ sáng ngày 12/10, hai bên đã thảo luận về dự thảo hiệp định và lịch trình sau: 18/10 chấm dứt ném bom và thả mìn ở miền Bắc, 19/10 ký tắt Hiệp định tại Hà Nội, 26/10 ký chính thức tại Paris và 27/10 ngừng bắn ở Việt Nam.
13/10. Phía Mỹ thông báo cho đoàn Việt Nam rằng Tổng thống Nixon đã chấp nhận bản dự thảo hai bên đã bàn.
20/10. Tổng thống Mỹ Richard Nixon gửi công hàm cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng và khẳng định “Văn bản hiệp định xem như đã hoàn thành” và cho biết ông Henry Kissinger sẽ đi Hà Nội ngày 24/10, 30/10 ký hiệp định. Mỹ lập cầu hàng không mang tên “Enhance Plus” tiếp tế ồ ạt vũ khí cho Sài Gòn.
21/10. Thủ tướng Phạm Văn Đồng trả lời Tổng thống Nixon rằng, sẵn sàng ký hiệp định, đồng ý thời gian biểu của Nixon nêu.
23/10. Mỹ lại nêu ra nhiều trở ngại để trì hoãn việc ký Hiệp định. Nixon gửi công hàm đề nghị hai bên có cuộc gặp riêng để bàn thêm và báo Kissinger hoãn chuyến đi Hà Nội.
Lính Mỹ hồ hởi với tuyên bố "Hòa bình trong tầm tay".
26/10. Chính phủ VNDCCH công bố các văn kiện Việt Nam và Mỹ đã thỏa thuận và đòi Mỹ ký văn bản đó. Henry Kissinger tuyên bố “Hòa bình trong tầm tay”.
2/11. Richard Nixon ra lệnh B52 tấn công phía Bắc khu phi quân sự.
7/11. Richard Nixon tái đắc cử Tổng thống Mỹ.
20/11. Thương lượng lại: Mỹ đòi sửa đổi hầu hết các vấn đề thực chất trong tất cả các chương theo yêu cầu của chính quyền Sài Gòn.
13/12. Thương lượng bế tắc. Hai bên ngừng họp để xin chỉ thị của chính phủ mình.
18/12. Tổng thống Mỹ Nixon cho máy bay chiến lược B52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng, mở đầu chiến dịch mang mật danh “Cuộc hành quân Lineblacker II” kéo dài 12 ngày đêm. Đồng thời, Washington gửi công hàm cho Việt Nam đề nghị họp lại. Hà Nội không trả lời.
22/12. Mỹ lại gửi công hàm yêu cầu họp lại với điều kiện Mỹ sẽ chấm dứt ném bom trên vĩ tuyến 20.
26/12. VNDCCH đòi trở lại tình hình trước ngày 18/12 thì hai bên mới họp lại. Mỹ chấp nhận.
30/12. Đúng 7 giờ sáng, Washington tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ bắc vĩ tuyến 20 và đề nghị nối lại đàm phán ở Paris. Nixon đưa quan điểm "cần đạt được một giải pháp dù đối phương đưa ra những điều kiện khắt khe" và chấp thuận tất cả những gì đã chối từ, kể cả một kết quả đàm phán ngoài mong muốn.
Năm 1973
8/1. Họp lại ở Paris. Ông Kissinger muốn xét lại về các vấn đề các quyền cơ bản của Việt Nam nhưng bị bác bỏ.
Cố vấn Lê Đức Thọ và Kissinger ký tắt Hiệp định Paris.
Ông Lê Đức Thọ và ông Kissinger ký tắt Hiệp định Paris.
10/1. Kissinger yêu cầu “điều chỉnh” lại lực lượng ở miền Nam Việt Nam (tức rút quân miền Bắc), nhưng cũng bị bác bỏ.
13/1. Các bên hoàn thành văn bản của hiệp định. Kết thúc những đợt gặp riêng giữa cố vấn Lê Đức Thọ và cố vấn Henry Kissinger.
16/1. Tổng thống Nixon gửi thư cho ông Nguyễn Văn Thiệu, coi chính quyền của ông Thiệu là hợp pháp duy nhất ở miền Nam Việt Nam.
23/1. Mỹ chấp nhận ký hiệp định Paris không điều kiện. Lê Đức Thọ và Kissinger tiến hành ký tắt hiệp định.
27/1. Bốn bên chính thức ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và 4 nghị định thư liên quan. Tham gia lễ ký có đại diện của VNDCCH là Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, đại diện Mỹ là Ngoại trưởng William P. Rogers, đại diện của MTDTGPMNVN là Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình và đại diện cho chính quyền Sài Gòn, Tổng trưởng Ngoại giao Nguyễn Văn Lắm.
Hiệp định Paris về Việt Nam có 9 chương với 23 điều khoản. Trong đó, những điều mục quan trọng nhất là:
Điều 1 (Chương I): "Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như hiệp định Genève năm 1954 về Việt Nam đã công nhận".
Điều 3 (Chương II) mục b: "Các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ở nguyên vị trí của mình".
Điều 4 (Chương II): "Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam".
Điều 5 (Chương II): "Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi ký Hiệp định này, sẽ hoàn thành việc rút khỏi miền Nam Việt Nam mọi quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỹ thuật, nhân viên quân sự liên quan đến chương trình bình định, các loại vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác".
28/1. Ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam. Hiệp định Paris chính thức được thi hành.
30/1. Tổng thống Richard Nixon gửi công hàm cho VNDCCH về việc Mỹ sẽ đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
8/2. Cố vấn Henry Kissinger tới thăm Hà Nội.
21/2. Ký Hiệp định Vientiane về chấm dứt chiến tranh ở Lào.
2/3. Đại diện 12 chính phủ tham gia Hội nghị Quốc tế về Việt Nam tại Paris, với sự có mặt của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ký Định ước Paris về Việt Nam.
29/3. Người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam.
Năm 1975
Xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc lập.
30/4. Giải phóng Sài Gòn.
15/11. Tại Sài Gòn, hai đoàn đại biểu miền Bắc và miền Nam họp Hội nghị Hiệp thương bàn việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Năm 1976
2/7. Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời.
Đình Chính (tổng hợp)
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
Diễn biến chính cua Hội nghi Paris về Viet Nam
Ngoại trưởng Mỹ William P. Rogers ký Hiệp định Paris.
Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam và mở đường cho sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. Đây là kết quả của gần 5 năm đàm phán, với 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 500 buổi họp báo, gần 1.000 cuộc phỏng vấn và phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trên khắp thế giới.
Năm 1967
23 đến 26/1. Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định nâng hoạt động ngoại giao thành một mặt trận để phối hợp với mặt trận quân sự và chính trị.
Tổng thống Mỹ Johnson.
28/1. Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh trả lời phỏng vấn nhà báo Australia Winfred Burchet: "Nếu Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc Việt Nam thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) có thể nói chuyện với Mỹ".
29/9. Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson tuyên bố công thức San Antonio về vấn đề nói chuyện với VNDCCH.
29/12. Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên bố: "Sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc Việt Nam, VNDCCH sẽ nói chuyện với Mỹ về những vấn đề liên quan".
Năm 1968
30 và 31/1. Lực lượng giải phóng tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân ở toàn miền Nam.
31/3. Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đọc diễn văn về việc ném bom hạn chế miền Bắc Việt Nam và đề nghị nói chuyện với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH).
3/4. Sau nhiều cuộc tiếp xúc bí mật mang tính "tiền trạm" của phía Mỹ, Chính phủ VNDCCH tuyên bố "sẽ cử đại diện tiếp xúc với đại diện Mỹ".
2/5. VNDCCH và Mỹ thỏa thuận lấy thành phố Paris làm điểm tiếp xúc sau một cuộc tranh luận kéo dài gần một tháng.
13/5. Hội nghị Paris giữa phái đoàn VNDCCH và Mỹ chính thức bắt đầu tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, phố Kléber. Mỹ cử Averell Harriman và Cypruc Vance, hai nhà ngoại giao kỳ cựu, làm trưởng và phó đoàn. Ngoài ra còn có hai chuyên gia khác về Việt Nam là Philippe Habib và W.Jordan. Phía VNDCCH có ông Xuân Thủy, từng nắm trọng trách Bộ trưởng Ngoại giao làm trưởng đoàn, phó đoàn là ông Hà Văn Lâu, nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngoài ra còn có luật gia Phan Hiền, phó tổng biên tập báo Nhân Dân Nguyễn Thành Lê và ông Nguyễn Minh Vỹ, người từng tham gia Hội nghị Geneva 1961-1962 về Lào.
Lập trường của Mỹ thời kỳ đầu đàm phán là: Cần có sự tham gia của phái đoàn Chính phủ Sài Gòn, Bắc Việt Nam không vi phạm khu phi quân sự, không bắn pháo hay tên lửa vào các thành phố lớn ở miền Nam như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Phía VNDCCH phản đối những đòi hỏi đó và đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và để Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tham gia hội đàm.
3/6. Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam, cố vấn đặc biệt của phái đoàn VNDCCH Lê Đức Thọ tới Paris.
8/9. Bắt đầu cuộc tiếp xúc riêng giữa cố vấn Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Xuân Thủy với các ông Harriman và Cypruc Vance.
Ông Lê Đức Thọ và ông Kissinger.
21/10. Bộ trưởng Xuân Thủy thông báo Hà Nội chấp nhận hội nghị bốn bên giữa VNDCCH, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN), Mỹ và Việt Nam Cộng hòa (VNCH).
31/10. Tổng thống Johnson tuyên bố với nhân dân Mỹ: "Chấm dứt mọi việc ném bom bằng không quân, hải quân và bắn phá bằng pháo binh chống miền Bắc Việt Nam bắt đầu từ ngày 1/11/1968", bất chấp sự phản đối của Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu.
Tổng thống Mỹ Richard Nixon.
6/11. Ứng viên đảng Cộng hòa Richard Nixon đắc cử Tổng thống Mỹ.
27/11. Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận tham dự Hội nghị Paris cùng với Mỹ, VNDCCH và MTDTGPMNVN.
7/12. Phái đoàn VNCH do ông Nguyễn Cao Kỳ làm cố vấn, ông Phạm Đăng Lâm làm trưởng đoàn rời Sài Gòn đi Paris dự hội nghị.
10/12. Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cử phái đoàn đi dự Hội nghị Paris do ông Trần Bửu Kiếm làm trưởng đoàn, bà Nguyễn Thị Bình làm phó trưởng đoàn.
Năm 1969
25/1. 10h30" sáng, hội nghị bốn bên: VNDCCH, MTDTGPMNVN, Mỹ và VNCH khai mạc trọng thể tại Paris, 5 ngày sau khi Tổng thống Lyndon Johnson rời khỏi Nhà Trắng.
23/2. Richard Nixon ra lệnh ném bom “đất thánh” của “Việt Cộng” ở Campuchia.
8/3. Đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge tới gặp riêng Bộ trưởng Xuân Thủy. Sau đó ông ta đảm trách vị trí trưởng đoàn Mỹ tại Hội nghị Paris thay ông Harriman.
8/5. Phái đoàn MTDTGPMNVN do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình đứng đầu đưa ra "Giải pháp hòa bình 10 điểm".
14/5. Tổng thống Mỹ Richard Nixon đưa ra "Đề nghị tám điểm".
Biểu tình phản đối chiến tranh trước Lầu Năm Góc.
6/6. Thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
8/6. Tổng thống Mỹ gặp ông Nguyễn Văn Thiệu ở đảo Midway và ra tuyên bố về đợt rút quân Mỹ đầu tiên gồm 25.000 binh sĩ khỏi miền Nam Việt Nam, bước đầu thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
4/8. Ông Henry Kissinger bí mật gặp ông Xuân Thủy lần đầu tiên ở Paris.
15/10. Bắt đầu đợt “tạm ngừng hoạt động” ở Mỹ để phản đối chiến tranh Việt Nam. Biểu tình rầm rộ diễn ra ở hầu khắp các thành phố lớn trên đất Mỹ.
3/11. Nixon tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề Việt Nam bằng thương lượng hoặc thông qua "Việt Nam hóa chiến tranh".
Năm 1970
Tháng 1. Ban chấp hàng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định đẩy mạnh đấu tranh toàn diện ở miền Nam Việt Nam từ cuối năm 1970 và 1971, chuẩn bị cho bước quyết định vào năm 1972.
Cố vấn Lê Đức Thọ và Henry Kissinger.
Cố vấn Lê Đức Thọ và ông Henry Kissinger.
21/2. Cố vấn Lê Đức Thọ, Bộ trưởng Xuân Thủy gặp ông Henry Kissinger cùng Richard Smyer, chuyên gia về vấn đề Việt Nam, và tướng V. Walters. Bắt đầu các cuộc gặp riêng Lê Đức Thọ và Kissinger.
Tháng 3. Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam quyết định đẩy mạnh tấn công quân sự, chính trị và ngoại giao, đòi thành lập chính phủ liên hiệp ở miền Nam.
4/5. Cảnh sát Mỹ bắn chết 4 sinh viên phản đối chiến tranh Việt Nam ở Đại học Kent. 5 ngày sau, biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam nổ ra khắp nước Mỹ.
Sinh viên Đại học Kent bị bắn chết.
Sinh viên Đại học Kent bị bắn chết trong cuộc biểu tình.
17/9. Tại phiên họp toàn thể lần thứ 80 Hội nghị Paris, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đưa ra giải pháp "Tám điểm / nói rõ thêm" về Việt Nam, trong đó có việc rút quân Mỹ và thả tù binh cùng một thời hạn, thành lập chính phủ Liên hiệp Lâm thời ở miền Nam Việt Nam.
18/10. Tổng thống Mỹ Nixon đưa ra "Đề nghị năm điểm" mà không đòi quân miền Bắc rút khỏi miền Nam Việt Nam.
10/12. Tại phiên họp toàn thể lần thứ 94 Hội nghị Paris, bà Nguyễn Thị Bình đưa ra "Tuyên bố ba điểm" về ngừng bắn và yêu cầu quân Mỹ rút khỏi miền Nam vào ngày 31/7/1971.
Năm 1971
21/4. Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai mời Tổng thống Mỹ Richard Nixon thăm Bắc Kinh sau màn "ngoại giao bóng bàn" giữa Mỹ và Trung Quốc.
31/5. Tại cuộc gặp riêng với ông Xuân Thủy, ông Kissinger đưa ra đề nghị “cuối cùng” bảy điểm, đòi tách riêng vấn đề quân sự và vấn đề chính trị, mặc dù trước đây Mỹ định bàn cả hai.
26/6. Phái đoàn VNDCCH đưa ra "Đề nghị chín điểm".
1/7. Tại hội nghị bốn bên, Chính phủ Cách mạng Lâm thời CHMNVN đưa ra "Đề nghị bảy điểm" đòi quân Mỹ rút ra khỏi miền Nam Việt Nam trong năm 1971.
Kisinger gặp Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai.
Ông Kisinger gặp Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai tại Bắc Kinh.
9/7. Kissinger tới Trung Quốc làm tiền trạm cho Tổng thống Nixon đi thăm chính thức Bắc Kinh.
13/7. Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai bí mật sang Hà Nội thông báo việc Kissinger đi Bắc Kinh.
16/8. Tại cuộc gặp riêng ở Trung Quốc, Kissinger đưa ra "Đề nghị tám điểm". Về cơ bản Mỹ vẫn giữ lập trường cũ: Không muốn giải quyết toàn bộ mà chỉ muốn giải quyết vấn đề quân sự để lấy được tù binh về.
20/11. Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng thăm Bắc Kinh.
Năm 1972
25/1. Tổng thống Mỹ Nixon đơn phương công bố nội dung các cuộc gặp riêng và "Đề nghị tám điểm" đưa ra hôm 16/8/1971.
31/1. Phái đoàn VNDCCH công bố "Đề nghị chín điểm" đã trao cho ông Kissinger ngày 26/6/1971, tố cáo Nhà Trắng vi phạm thỏa thuận giữa hai bên không công bố các nội dung cuộc họp riêng theo đề nghị của chính ông Kissinger. Dư luận xôn xao.
Tổng thống Mỹ Nixon gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông tại Bắc Kinh.
17/2. Tổng thống Mỹ Richard Nixon lên đường thăm Trung Quốc. Sau đó Trung Quốc và Mỹ ra Thông cáo chung Thượng Hải.
22/3. Mỹ đơn phương tuyên bố ngừng họp Hội nghị Paris vô thời hạn.
30/3. Mở màn cuộc tấn công chiến lược Xuân - Hè, quân giải phóng miền Nam mở các cuộc tấn công lớn từ Quảng Trị đến Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.
6/4. Tổng thống Mỹ Richard Nixon hạ lệnh ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam.
15/4. Mỹ ném bom tại miền Bắc.
2/5. Các ông Lê Đức Thọ và Xuân Thủy gặp lại ông Kissinger tại Paris. Toàn tỉnh Quảng Trị được giải phóng.
8/5. Mỹ thả mìn các cảng và phong tỏa miền Bắc.
Tháng 6. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam quyết định chuyển sang chiến lược hòa bình.
13/7. Mỹ chấp nhận họp lại hội nghị toàn thể bốn bên ở Paris.
19/7. Tại cuộc gặp riêng, Việt Nam và Mỹ đều đưa ra tuyên bố về chính sách chung. Cuộc thương lượng bí mật giữa Lê Đức Thọ và Kissinger đi vào thực chất.
1/8. Mỹ đưa ra "Đề nghị 12 điểm", VNDCCH đưa ra "Đề nghị 10 điểm".
14/8. Đoàn VNDCCH trao cho Mỹ văn kiện khẳng định lại một số nguyên tắc: Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, mọi sự dính líu về quân sự ở Việt Nam, mọi sự can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam, tôn trọng quyền tự quyết và quyền độc lập thực sự của Việt Nam; Phải thừa nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 lực lượng vũ trang và 3 lực lượng chính trị, cần lập một chính phủ hòa hợp dân tộc ba thành phần.
8/10. Phái đoàn VNDCCH đưa cho phía Mỹ dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” và hai bên thảo luận cụ thể từng điều khoản.
11/10. Trong cuộc gặp riêng giữa Lê Đức Thọ và Xuân Thủy với Kissinger kéo dài từ sáng ngày 11 đến 2 giờ sáng ngày 12/10, hai bên đã thảo luận về dự thảo hiệp định và lịch trình sau: 18/10 chấm dứt ném bom và thả mìn ở miền Bắc, 19/10 ký tắt Hiệp định tại Hà Nội, 26/10 ký chính thức tại Paris và 27/10 ngừng bắn ở Việt Nam.
13/10. Phía Mỹ thông báo cho đoàn Việt Nam rằng Tổng thống Nixon đã chấp nhận bản dự thảo hai bên đã bàn.
20/10. Tổng thống Mỹ Richard Nixon gửi công hàm cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng và khẳng định “Văn bản hiệp định xem như đã hoàn thành” và cho biết ông Henry Kissinger sẽ đi Hà Nội ngày 24/10, 30/10 ký hiệp định. Mỹ lập cầu hàng không mang tên “Enhance Plus” tiếp tế ồ ạt vũ khí cho Sài Gòn.
21/10. Thủ tướng Phạm Văn Đồng trả lời Tổng thống Nixon rằng, sẵn sàng ký hiệp định, đồng ý thời gian biểu của Nixon nêu.
23/10. Mỹ lại nêu ra nhiều trở ngại để trì hoãn việc ký Hiệp định. Nixon gửi công hàm đề nghị hai bên có cuộc gặp riêng để bàn thêm và báo Kissinger hoãn chuyến đi Hà Nội.
Lính Mỹ hồ hởi với tuyên bố "Hòa bình trong tầm tay".
26/10. Chính phủ VNDCCH công bố các văn kiện Việt Nam và Mỹ đã thỏa thuận và đòi Mỹ ký văn bản đó. Henry Kissinger tuyên bố “Hòa bình trong tầm tay”.
2/11. Richard Nixon ra lệnh B52 tấn công phía Bắc khu phi quân sự.
7/11. Richard Nixon tái đắc cử Tổng thống Mỹ.
20/11. Thương lượng lại: Mỹ đòi sửa đổi hầu hết các vấn đề thực chất trong tất cả các chương theo yêu cầu của chính quyền Sài Gòn.
13/12. Thương lượng bế tắc. Hai bên ngừng họp để xin chỉ thị của chính phủ mình.
18/12. Tổng thống Mỹ Nixon cho máy bay chiến lược B52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng, mở đầu chiến dịch mang mật danh “Cuộc hành quân Lineblacker II” kéo dài 12 ngày đêm. Đồng thời, Washington gửi công hàm cho Việt Nam đề nghị họp lại. Hà Nội không trả lời.
22/12. Mỹ lại gửi công hàm yêu cầu họp lại với điều kiện Mỹ sẽ chấm dứt ném bom trên vĩ tuyến 20.
26/12. VNDCCH đòi trở lại tình hình trước ngày 18/12 thì hai bên mới họp lại. Mỹ chấp nhận.
30/12. Đúng 7 giờ sáng, Washington tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ bắc vĩ tuyến 20 và đề nghị nối lại đàm phán ở Paris. Nixon đưa quan điểm "cần đạt được một giải pháp dù đối phương đưa ra những điều kiện khắt khe" và chấp thuận tất cả những gì đã chối từ, kể cả một kết quả đàm phán ngoài mong muốn.
Năm 1973
8/1. Họp lại ở Paris. Ông Kissinger muốn xét lại về các vấn đề các quyền cơ bản của Việt Nam nhưng bị bác bỏ.
Cố vấn Lê Đức Thọ và Kissinger ký tắt Hiệp định Paris.
Ông Lê Đức Thọ và ông Kissinger ký tắt Hiệp định Paris.
10/1. Kissinger yêu cầu “điều chỉnh” lại lực lượng ở miền Nam Việt Nam (tức rút quân miền Bắc), nhưng cũng bị bác bỏ.
13/1. Các bên hoàn thành văn bản của hiệp định. Kết thúc những đợt gặp riêng giữa cố vấn Lê Đức Thọ và cố vấn Henry Kissinger.
16/1. Tổng thống Nixon gửi thư cho ông Nguyễn Văn Thiệu, coi chính quyền của ông Thiệu là hợp pháp duy nhất ở miền Nam Việt Nam.
23/1. Mỹ chấp nhận ký hiệp định Paris không điều kiện. Lê Đức Thọ và Kissinger tiến hành ký tắt hiệp định.
27/1. Bốn bên chính thức ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và 4 nghị định thư liên quan. Tham gia lễ ký có đại diện của VNDCCH là Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, đại diện Mỹ là Ngoại trưởng William P. Rogers, đại diện của MTDTGPMNVN là Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình và đại diện cho chính quyền Sài Gòn, Tổng trưởng Ngoại giao Nguyễn Văn Lắm.
Hiệp định Paris về Việt Nam có 9 chương với 23 điều khoản. Trong đó, những điều mục quan trọng nhất là:
Điều 1 (Chương I): "Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như hiệp định Genève năm 1954 về Việt Nam đã công nhận".
Điều 3 (Chương II) mục b: "Các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ở nguyên vị trí của mình".
Điều 4 (Chương II): "Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam".
Điều 5 (Chương II): "Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi ký Hiệp định này, sẽ hoàn thành việc rút khỏi miền Nam Việt Nam mọi quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỹ thuật, nhân viên quân sự liên quan đến chương trình bình định, các loại vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác".
28/1. Ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam. Hiệp định Paris chính thức được thi hành.
30/1. Tổng thống Richard Nixon gửi công hàm cho VNDCCH về việc Mỹ sẽ đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
8/2. Cố vấn Henry Kissinger tới thăm Hà Nội.
21/2. Ký Hiệp định Vientiane về chấm dứt chiến tranh ở Lào.
2/3. Đại diện 12 chính phủ tham gia Hội nghị Quốc tế về Việt Nam tại Paris, với sự có mặt của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ký Định ước Paris về Việt Nam.
29/3. Người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam.
Năm 1975
Xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc lập.
30/4. Giải phóng Sài Gòn.
15/11. Tại Sài Gòn, hai đoàn đại biểu miền Bắc và miền Nam họp Hội nghị Hiệp thương bàn việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Năm 1976
2/7. Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời.
Đình Chính (tổng hợp)
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
3.05.2008
Đường đến Princeton
Cậu học trò 19 tuổi xứ Quảng vừa giành được học bổng toàn phần vào học Trường đại học Princeton.
Năm 2005, khi Quốc còn đang là học sinh lớp 11 Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam), thông tin về chương trình học bổng UWC (United world colleges - Các trường thế giới liên kết) đã đến với Quốc. Với giải nhất toán - tin học cấp tỉnh từ năm 2002 - 2005, giải nhì môn toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2005, huy chương vàng Olympic môn toán lớp 11 năm 2005, giải nhì phần mềm sáng tạo cuộc thi tin học trẻ không chuyên tỉnh Quảng Nam năm 2002…, Quốc đã thuyết phục các thành viên trong ban tuyển chọn UWC VN khi trả lời khá lưu loát bằng tiếng Anh tại buổi phỏng vấn.
Quốc được “tiến cử” đến học tại Lester B. Pearson College of the Pacific - Canada với học bổng toàn phần trị giá hơn 50.000 USD cho hai năm học. Sau hai năm học, các học sinh phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp khá khắt khe. Quốc đạt số điểm tuyệt đối 42/42 trong sáu môn thi của chương trình và một điểm 7/7 cho chứng chỉ toán cao cấp (Further Mathematics), giải nhì kỳ thi toán quốc gia Canada…
Với những thành tích đáng kể sau khi kết thúc hai năm học tập ở Canada, Hồ Phú Quốc tiếp tục “gõ cửa” các trường đại học danh tiếng ở Mỹ. Quốc đã tự tin nộp đơn vào Đại học Princeton, “gồng mình” trải qua kỳ thi sát hạch. Cuối năm 2006, một email từ ban tuyển sinh Đại học Princeton báo tin Quốc đã được nhận vào học với học bổng toàn phần cho bốn năm học 2007-2011 trị giá hơn 51.000 USD/năm.
Tâm sự trước lúc bay sang Mỹ, Quốc cho biết: “Được vào Đại học Princeton là ước mơ của mình, nhưng đây mới là sự khởi đầu cho hành trình dài đầy khó khăn sắp tới. Hiện tại mình chưa biết học ngành nào nhưng có thể sẽ chọn kinh tế, vật lý hoặc khoa học máy tính. Học ngành gì thì cũng phải cố gắng hết mình”.
TRẦN HUỲNH - Tuổi Trẻ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)