2.23.2008
Chiến dịch không vận bí mật thành công
Đăng lại Sự kiện và nhân chứng Thứ Năm, 16/08/2007, 10:20 (GMT + 7)
Ngày 9-8-1960, sĩ quan và binh lính yêu nước Lào do đại úy Coong-le chỉ huy làm đảo chính, lật đổ chính phủ phản động cực hữu. Ngày 14-8 năm đó, nhà vua Lào ban sắc lệnh bổ nhiệm Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma lập Chính phủ mới. Sau đó, Quốc hội Lào với đa số phiếu thuận đã thông qua thành phần Chính phủ mới do Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma làm Thủ tướng.
Tập đoàn phản động cực hữu Lào do tướng Phu-mi Nô-xa-vẳn cầm đầu âm mưu đánh chiếm lại thủ đô Viêng Chăn, hòng tiêu diệt lực lượng yêu nước, phá vỡ đoàn kết, hòa hợp dân tộc. Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma, Thủ tướng Chính phủ hợp hiến vương quốc Lào đến gửi công hàm cho Chính phủ Liên Xô và Chính phủ ta đề nghị chi viện cho cuộc chiến đấu của nhân dân các bộ tộc Lào. Thể theo yêu cầu đó, Liên Xô quyết định phối hợp với Việt Nam lập cầu hàng không Liên Xô-Việt Nam-Lào.
Cuối thu 1960, đoàn không quân vận tải Liên Xô với 44 máy bay các loại đến hạ cánh sân bay Gia Lâm và Cát Bi. Thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả, Việt Nam không những bảo đảm tốt cơ sở vật chất, kỹ thuật dưới đất cho cầu hàng không Liên Xô-Việt Nam-Lào mà còn đưa quân tình nguyện sang chiến đấu bên cạnh quân và dân các bộ tộc Lào anh em. Không quân vận tải còn rất non trẻ của ta, mới thành lập hơn một năm, cũng được huy động sang giúp Lào. Để chuẩn bị cho các lực lượng yêu nước, hòa bình, trung lập an toàn rút khỏi Viêng Chăn, tiến về giải phóng địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum, Bộ chỉ huy liên quân quyết định tổ chức lực lượng từ phía bắc tiến xuống phối hợp với mũi Viêng Chăn rút ra hình thành thế gọng kìm bao vây và đánh chiếm căn cứ địch ở Cánh Đồng Chum. Vấn đề cấp bách là phải nhanh chóng đưa sư đoàn Chiến Thắng đang xây dựng kinh tế ở Điện Biên Phủ sang tập kết tại Sầm Nưa để hiệp đồng tác chiến với bộ đội Pa-thét Lào. Bộ ra lệnh cho không quân khắc phục khó khăn, tổ chức không vận nhanh chóng Sư đoàn Chiến Thắng đến sân bay Sầm Nưa.
Sân bay Sầm Nưa do quân đội Pháp xây dựng chỉ có một đường băng đất cấp phối, ngắn, hẹp, bỏ hoang lâu năm. Tình hình sân bay ra sao, hạ cánh từ hướng nào không một ai nắm được. Tìm hồ sơ của không quân Pháp bỏ lại chỉ biết một vài điều sơ lược. Đó là sân bay đất, nằm trên độ cao hơn 500m so với mực nước biển, chung quanh là núi cao, vực sâu. Hạ cánh ở một sân bay mà các số liệu không biết chính xác, cụ thể, tịnh không hạn chế, trong khi đội bay còn ít kinh nghiệm là một việc làm mạo hiểm. Nhưng tình thế cấp bách, lãnh đạo và chỉ huy không quân quyết định cử một tổ bay tăng cường, kỹ thuật khá, bay đến thị sát và hạ cánh thử để trinh sát thực địa.
Sau khi nhận lệnh, trung đoàn không quân vận tải 919 liền cử tổ bay Nguyễn Doạt-Lê Nha. Đồng chí Doạt làm cơ trưởng, đồng chí Nha phụ lái, cả hai đều là phi công lái chính vừa được phê chuẩn tiêu chuẩn bay 300/3000 (tức hạ cánh với trần mây 300m tầm nhìn 3km).
7 giờ sáng ngày 11-12-1960, chiếc máy bay Li-2, số hiệu 198 cất cánh, nhằm thẳng hướng tây. Hơn một giờ sau, bay đến vùng trời Sầm Nưa, đồng chí Doạt lượn một vòng tìm sân bay. Toàn tổ căng mắt tìm kiếm. Hai đồng chí Doạt và Nha cùng một lúc phát hiện một vệt đất màu vàng nhạt trên một quả núi đất, trông chẳng khác gì một đoạn đường cụt. Đồng chí Doạt mở rộng vòng lượn, quan sát, không thấy nơi nào có vệt đất màu vàng như thế. Hoa tiêu Hoàng Cầm, kỹ thuật rất khá, khẳng định: đây là đường băng sân bay Sầm Nưa. Theo phương án được duyệt, đồng chí Doạt, có đồng chí Nha trợ giúp, cho máy bay hạ thấp dò độ cao thực tế của núi. Nhưng hạ đến độ cao 500m so với thực tế thì hoàn toàn bị núi che khuất, không còn nhìn thấy đường băng nữa. Núi đồi như bát úp dưới cánh bay. Phải lách qua một mỏm núi, đồng chí Doạt mới nhìn thấy đường băng. Anh liền vòng phải, đối chuẩn với đường băng từ hướng đông. Nhưng vừa cân bằng máy bay, đồng chí Nha đã chỉ cho anh một mỏm núi chắn ngang đường lướt xuống. Lại một lần nữa phải mạo hiểm lách núi. Lách xong, đồng chí Doạt thấy một đường băng hẹp và ngắn nhưng có một cái vực khá sâu chắn ngay ở đầu mút cuối đường băng. Anh phân vân, hạ cánh thành hay bại không chỉ là an toàn của tổ bay mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến toàn cục cuộc chiến đấu, rồi quyết hạ cánh bằng được! Qua vòng tay lái điều khiển, anh hiểu đồng chí Nha cũng rất quyết tâm. Vì phải tránh mỏm núi, nên góc lướt xuống hơi lớn, tốc độ tăng. Đồng chí Nha kịp thời phát hiện nhắc đồng chí Doạt giảm ngay cửa xăng, đồng thời đạp lái hướng làm trượt cạnh để giảm tốc độ. Bốn bề đều là đồi núi, đường băng như nằm lọt trong cái chảo lớn. Càng lướt xuống thấp, đồng chí Doạt càng nhận ra một điều khắc nghiệt: địa hình này chỉ cho phép hạ cánh một lần chính xác, không thể bay lên hạ cánh lần thứ hai vì có dãy núi khá cao chắn phía trước. Chỉ sơ sảy một chút, tiếp đất quá sâu, máy bay không thể tránh khỏi đâm xuống lòng vực. Áp lực ấy buộc đồng chí Doạt phải dồn hết tâm sức vào lấy tầm hạ cánh sao cho chính xác. Mặt đất dâng lên vùn vụt. Bình tĩnh và tự tin, đồng chí Doạt thu cửa ga. Máy bay như con đại bàng sà xuống, ba bánh chạm mặt đường băng, chỗ gần giáp mút. Đây mới là thành công bước đầu, cự ly đường băng còn lại liệu có đủ để hãm máy bay dừng lại trước miệng vực không? Anh liên tục phanh. Bỗng máy bay lạng sang bên trái, chúc xuống rồi chồm lên dữ dội. Đồng chí Doạt vừa phanh vừa đạp lái giữ hướng. Vượt qua cái rãnh khá rộng cắt ngang đường bay rồi máy bay lại lao về phía cuối đường băng. Bờ vực còn không xa. Anh phanh gấp khi thấy tốc độ chạy trượt đã giảm. Chiếc máy bay miễn cưỡng rùng mình dừng lại sát bên bờ vực. Toàn tổ bay hú vía!
Không nghỉ, toàn tổ phân nhau lao ngay vào đo đạc, trinh sát thực địa. Đường băng có đoạn chỉ rộng có 20m. Cái rãnh cắt ngang đường băng là con suối nhỏ đã cạn. Nhiều năm sân bay bị bỏ hoang, nước mưa làm xói lở, sập mất cống. Họ đang mải mê công việc thì có một ông già, tóc bạc trắng, chạy lại nhìn anh em chằm chằm rồi kêu lên sửng sốt:
- Giàng ơi! Đúng là phi công Việt Nam rồi! Không ngờ các anh lại hạ xuống được từ đầu đông có núi cao. Lão làm công chính ở đây mấy chục năm, chỉ thấy tàu bay Tây nó hạ xuống từ đầu tây núi thấp hơn mà thôi!
Đoạn ông cụ chỉ cho anh em xem 26 xác máy bay Pháp nằm chềnh ềnh dưới chân núi, lòng vực vì tai nạn hạ cất cánh. Những số liệu đo đạc trinh sát thực địa cùng kinh nghiệm bay thử mở đường của tổ bay Doạt-Nha được đưa ngay vào phương án kế hoạch không vận Sư đoàn Quyết Thắng.
Ngày hôm sau, đội công tác bảo đảm sân bay và điều hành không lưu được điều đến sân bay Sầm Nưa. Được cán bộ, học sinh, nhân dân thị xã Sầm Nưa và đồng bào dân tộc các bản làng xung quanh hăng hái giúp sức, đội bảo đảm sân bay đã sửa sang lại đường băng và san lấp xong cái rãnh cắt ngang đường băng chỉ trong có hai ngày.
Sân bay vừa báo tiếp thu, phân đội Li-2 của trung đoàn không quân 919 lập tức nối đuôi nhau cất cánh bay đến Điện Biên Phủ lấy quân rồi hướng đến Sầm Nưa. Lệnh chuyển quân bằng đường không vừa ban xuống, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Chiến Thắng reo lên mừng rỡ.
Hai ngày đầu, phân đội Li-2 liên tục hạ cánh an toàn 60 lần/chiếc chuyển quân đến Sầm Nưa. Sau đó, đoàn không quân vận tải Liên Xô có tham gia để đẩy nhanh tốc độ chuyển quân nhưng bạn không nhất trí với ta kiểu bay lách núi và hạ cánh xuống sân bay Sầm Nưa mà vẫn dùng kỹ thuật hạ cánh theo vòng lượn chính quy nên đã xảy ra tai nạn. Một chiếc Li-2 đâm xuống suối do tiếp đất hạ cánh quá sâu, chạy bon đến hết đường băng vẫn không hãm lại được. Bạn không tiếp tục hạ cánh xuống sân bay Sầm Nưa nữa và khuyên ta không nên dùng Li-2 hạ cánh xuống Sầm Nưa. Do yêu cầu cấp bách của chiến trường, phân đội Li-2 của ta vẫn kiên quyết tiếp tục thực hiện 124 lần/chiếc hạ cánh chuyển quân đến Sầm Nưa an toàn. Cuộc chuyển quân thành công đã tạo nên mũi tiến công mạnh từ phía bắc cho chiến dịch tiến công thắng lợi Cánh Đồng Chum.
3 giờ sáng ngày 1-1-1961, Cánh Đồng Chum được giải phóng. 8 giờ sáng trong ngày, tổ bay Li-2 trinh sát mở đường do đồng chí Lê Nha làm cơ trưởng đã hạ xuống sân bay Cánh Đồng Chum giữa lúc sân bay đang ngùn ngụt khói lửa, xe pháo địch ngổn ngang bên cạnh đường băng, mùi thuốc súng khét lẹt xộc vào buồng lái. Và đâu đó khá gần, súng vẫn nổ dữ dội. Sau khi hạ cánh, đồng chí Nha dùng vô tuyến điện của máy bay thông báo rành rọt cho đoàn máy bay IL-14 bay sau tình hình khí tượng, đường băng sân bay, những chỗ bị đạn pháo phá hỏng. Đoàn máy bay IL-14 hạ cánh an toàn, kịp thời mang tới cho bộ đội hàng chục tấn súng đạn và lương thực, có cả dàn pháo chống tăng để chuẩn bị đánh bại các cuộc phản kích quyết liệt của địch.
Những chuyến hạ cánh ở Sầm Nưa, Cánh Đồng Chum đã rút được nhiều kinh nghiệm cho những cuộc hạ cánh bí mật táo bạo sau này ở sân bay Sê Pôn vùng Hạ Lào. Bộ đội không quân vận tải còn hạ cánh xuống nhiều sân bay cao nguyên hiểm trở khác của Thượng Lào và Hạ Lào. Trong chiến dịch Nậm Thà, chiến dịch giành thắng lợi có ý nghĩa quyết định với chiến tranh cách mạng Lào, bộ đội không quân vận tải Việt Nam đã góp phần xứng đáng với lời khen ngợi của Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng thời đó: “Lực lượng không quân ta còn non trẻ, nhưng đã góp phần nhiều khi có tác dụng như là quyết định đối với chiến trường về mặt tiếp tế, vận chuyển”.
VŨ THÀNH
Ngày 9-8-1960, sĩ quan và binh lính yêu nước Lào do đại úy Coong-le chỉ huy làm đảo chính, lật đổ chính phủ phản động cực hữu. Ngày 14-8 năm đó, nhà vua Lào ban sắc lệnh bổ nhiệm Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma lập Chính phủ mới. Sau đó, Quốc hội Lào với đa số phiếu thuận đã thông qua thành phần Chính phủ mới do Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma làm Thủ tướng.
Tập đoàn phản động cực hữu Lào do tướng Phu-mi Nô-xa-vẳn cầm đầu âm mưu đánh chiếm lại thủ đô Viêng Chăn, hòng tiêu diệt lực lượng yêu nước, phá vỡ đoàn kết, hòa hợp dân tộc. Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma, Thủ tướng Chính phủ hợp hiến vương quốc Lào đến gửi công hàm cho Chính phủ Liên Xô và Chính phủ ta đề nghị chi viện cho cuộc chiến đấu của nhân dân các bộ tộc Lào. Thể theo yêu cầu đó, Liên Xô quyết định phối hợp với Việt Nam lập cầu hàng không Liên Xô-Việt Nam-Lào.
Cuối thu 1960, đoàn không quân vận tải Liên Xô với 44 máy bay các loại đến hạ cánh sân bay Gia Lâm và Cát Bi. Thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả, Việt Nam không những bảo đảm tốt cơ sở vật chất, kỹ thuật dưới đất cho cầu hàng không Liên Xô-Việt Nam-Lào mà còn đưa quân tình nguyện sang chiến đấu bên cạnh quân và dân các bộ tộc Lào anh em. Không quân vận tải còn rất non trẻ của ta, mới thành lập hơn một năm, cũng được huy động sang giúp Lào. Để chuẩn bị cho các lực lượng yêu nước, hòa bình, trung lập an toàn rút khỏi Viêng Chăn, tiến về giải phóng địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum, Bộ chỉ huy liên quân quyết định tổ chức lực lượng từ phía bắc tiến xuống phối hợp với mũi Viêng Chăn rút ra hình thành thế gọng kìm bao vây và đánh chiếm căn cứ địch ở Cánh Đồng Chum. Vấn đề cấp bách là phải nhanh chóng đưa sư đoàn Chiến Thắng đang xây dựng kinh tế ở Điện Biên Phủ sang tập kết tại Sầm Nưa để hiệp đồng tác chiến với bộ đội Pa-thét Lào. Bộ ra lệnh cho không quân khắc phục khó khăn, tổ chức không vận nhanh chóng Sư đoàn Chiến Thắng đến sân bay Sầm Nưa.
Sân bay Sầm Nưa do quân đội Pháp xây dựng chỉ có một đường băng đất cấp phối, ngắn, hẹp, bỏ hoang lâu năm. Tình hình sân bay ra sao, hạ cánh từ hướng nào không một ai nắm được. Tìm hồ sơ của không quân Pháp bỏ lại chỉ biết một vài điều sơ lược. Đó là sân bay đất, nằm trên độ cao hơn 500m so với mực nước biển, chung quanh là núi cao, vực sâu. Hạ cánh ở một sân bay mà các số liệu không biết chính xác, cụ thể, tịnh không hạn chế, trong khi đội bay còn ít kinh nghiệm là một việc làm mạo hiểm. Nhưng tình thế cấp bách, lãnh đạo và chỉ huy không quân quyết định cử một tổ bay tăng cường, kỹ thuật khá, bay đến thị sát và hạ cánh thử để trinh sát thực địa.
Sau khi nhận lệnh, trung đoàn không quân vận tải 919 liền cử tổ bay Nguyễn Doạt-Lê Nha. Đồng chí Doạt làm cơ trưởng, đồng chí Nha phụ lái, cả hai đều là phi công lái chính vừa được phê chuẩn tiêu chuẩn bay 300/3000 (tức hạ cánh với trần mây 300m tầm nhìn 3km).
7 giờ sáng ngày 11-12-1960, chiếc máy bay Li-2, số hiệu 198 cất cánh, nhằm thẳng hướng tây. Hơn một giờ sau, bay đến vùng trời Sầm Nưa, đồng chí Doạt lượn một vòng tìm sân bay. Toàn tổ căng mắt tìm kiếm. Hai đồng chí Doạt và Nha cùng một lúc phát hiện một vệt đất màu vàng nhạt trên một quả núi đất, trông chẳng khác gì một đoạn đường cụt. Đồng chí Doạt mở rộng vòng lượn, quan sát, không thấy nơi nào có vệt đất màu vàng như thế. Hoa tiêu Hoàng Cầm, kỹ thuật rất khá, khẳng định: đây là đường băng sân bay Sầm Nưa. Theo phương án được duyệt, đồng chí Doạt, có đồng chí Nha trợ giúp, cho máy bay hạ thấp dò độ cao thực tế của núi. Nhưng hạ đến độ cao 500m so với thực tế thì hoàn toàn bị núi che khuất, không còn nhìn thấy đường băng nữa. Núi đồi như bát úp dưới cánh bay. Phải lách qua một mỏm núi, đồng chí Doạt mới nhìn thấy đường băng. Anh liền vòng phải, đối chuẩn với đường băng từ hướng đông. Nhưng vừa cân bằng máy bay, đồng chí Nha đã chỉ cho anh một mỏm núi chắn ngang đường lướt xuống. Lại một lần nữa phải mạo hiểm lách núi. Lách xong, đồng chí Doạt thấy một đường băng hẹp và ngắn nhưng có một cái vực khá sâu chắn ngay ở đầu mút cuối đường băng. Anh phân vân, hạ cánh thành hay bại không chỉ là an toàn của tổ bay mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến toàn cục cuộc chiến đấu, rồi quyết hạ cánh bằng được! Qua vòng tay lái điều khiển, anh hiểu đồng chí Nha cũng rất quyết tâm. Vì phải tránh mỏm núi, nên góc lướt xuống hơi lớn, tốc độ tăng. Đồng chí Nha kịp thời phát hiện nhắc đồng chí Doạt giảm ngay cửa xăng, đồng thời đạp lái hướng làm trượt cạnh để giảm tốc độ. Bốn bề đều là đồi núi, đường băng như nằm lọt trong cái chảo lớn. Càng lướt xuống thấp, đồng chí Doạt càng nhận ra một điều khắc nghiệt: địa hình này chỉ cho phép hạ cánh một lần chính xác, không thể bay lên hạ cánh lần thứ hai vì có dãy núi khá cao chắn phía trước. Chỉ sơ sảy một chút, tiếp đất quá sâu, máy bay không thể tránh khỏi đâm xuống lòng vực. Áp lực ấy buộc đồng chí Doạt phải dồn hết tâm sức vào lấy tầm hạ cánh sao cho chính xác. Mặt đất dâng lên vùn vụt. Bình tĩnh và tự tin, đồng chí Doạt thu cửa ga. Máy bay như con đại bàng sà xuống, ba bánh chạm mặt đường băng, chỗ gần giáp mút. Đây mới là thành công bước đầu, cự ly đường băng còn lại liệu có đủ để hãm máy bay dừng lại trước miệng vực không? Anh liên tục phanh. Bỗng máy bay lạng sang bên trái, chúc xuống rồi chồm lên dữ dội. Đồng chí Doạt vừa phanh vừa đạp lái giữ hướng. Vượt qua cái rãnh khá rộng cắt ngang đường bay rồi máy bay lại lao về phía cuối đường băng. Bờ vực còn không xa. Anh phanh gấp khi thấy tốc độ chạy trượt đã giảm. Chiếc máy bay miễn cưỡng rùng mình dừng lại sát bên bờ vực. Toàn tổ bay hú vía!
Không nghỉ, toàn tổ phân nhau lao ngay vào đo đạc, trinh sát thực địa. Đường băng có đoạn chỉ rộng có 20m. Cái rãnh cắt ngang đường băng là con suối nhỏ đã cạn. Nhiều năm sân bay bị bỏ hoang, nước mưa làm xói lở, sập mất cống. Họ đang mải mê công việc thì có một ông già, tóc bạc trắng, chạy lại nhìn anh em chằm chằm rồi kêu lên sửng sốt:
- Giàng ơi! Đúng là phi công Việt Nam rồi! Không ngờ các anh lại hạ xuống được từ đầu đông có núi cao. Lão làm công chính ở đây mấy chục năm, chỉ thấy tàu bay Tây nó hạ xuống từ đầu tây núi thấp hơn mà thôi!
Đoạn ông cụ chỉ cho anh em xem 26 xác máy bay Pháp nằm chềnh ềnh dưới chân núi, lòng vực vì tai nạn hạ cất cánh. Những số liệu đo đạc trinh sát thực địa cùng kinh nghiệm bay thử mở đường của tổ bay Doạt-Nha được đưa ngay vào phương án kế hoạch không vận Sư đoàn Quyết Thắng.
Ngày hôm sau, đội công tác bảo đảm sân bay và điều hành không lưu được điều đến sân bay Sầm Nưa. Được cán bộ, học sinh, nhân dân thị xã Sầm Nưa và đồng bào dân tộc các bản làng xung quanh hăng hái giúp sức, đội bảo đảm sân bay đã sửa sang lại đường băng và san lấp xong cái rãnh cắt ngang đường băng chỉ trong có hai ngày.
Sân bay vừa báo tiếp thu, phân đội Li-2 của trung đoàn không quân 919 lập tức nối đuôi nhau cất cánh bay đến Điện Biên Phủ lấy quân rồi hướng đến Sầm Nưa. Lệnh chuyển quân bằng đường không vừa ban xuống, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Chiến Thắng reo lên mừng rỡ.
Hai ngày đầu, phân đội Li-2 liên tục hạ cánh an toàn 60 lần/chiếc chuyển quân đến Sầm Nưa. Sau đó, đoàn không quân vận tải Liên Xô có tham gia để đẩy nhanh tốc độ chuyển quân nhưng bạn không nhất trí với ta kiểu bay lách núi và hạ cánh xuống sân bay Sầm Nưa mà vẫn dùng kỹ thuật hạ cánh theo vòng lượn chính quy nên đã xảy ra tai nạn. Một chiếc Li-2 đâm xuống suối do tiếp đất hạ cánh quá sâu, chạy bon đến hết đường băng vẫn không hãm lại được. Bạn không tiếp tục hạ cánh xuống sân bay Sầm Nưa nữa và khuyên ta không nên dùng Li-2 hạ cánh xuống Sầm Nưa. Do yêu cầu cấp bách của chiến trường, phân đội Li-2 của ta vẫn kiên quyết tiếp tục thực hiện 124 lần/chiếc hạ cánh chuyển quân đến Sầm Nưa an toàn. Cuộc chuyển quân thành công đã tạo nên mũi tiến công mạnh từ phía bắc cho chiến dịch tiến công thắng lợi Cánh Đồng Chum.
3 giờ sáng ngày 1-1-1961, Cánh Đồng Chum được giải phóng. 8 giờ sáng trong ngày, tổ bay Li-2 trinh sát mở đường do đồng chí Lê Nha làm cơ trưởng đã hạ xuống sân bay Cánh Đồng Chum giữa lúc sân bay đang ngùn ngụt khói lửa, xe pháo địch ngổn ngang bên cạnh đường băng, mùi thuốc súng khét lẹt xộc vào buồng lái. Và đâu đó khá gần, súng vẫn nổ dữ dội. Sau khi hạ cánh, đồng chí Nha dùng vô tuyến điện của máy bay thông báo rành rọt cho đoàn máy bay IL-14 bay sau tình hình khí tượng, đường băng sân bay, những chỗ bị đạn pháo phá hỏng. Đoàn máy bay IL-14 hạ cánh an toàn, kịp thời mang tới cho bộ đội hàng chục tấn súng đạn và lương thực, có cả dàn pháo chống tăng để chuẩn bị đánh bại các cuộc phản kích quyết liệt của địch.
Những chuyến hạ cánh ở Sầm Nưa, Cánh Đồng Chum đã rút được nhiều kinh nghiệm cho những cuộc hạ cánh bí mật táo bạo sau này ở sân bay Sê Pôn vùng Hạ Lào. Bộ đội không quân vận tải còn hạ cánh xuống nhiều sân bay cao nguyên hiểm trở khác của Thượng Lào và Hạ Lào. Trong chiến dịch Nậm Thà, chiến dịch giành thắng lợi có ý nghĩa quyết định với chiến tranh cách mạng Lào, bộ đội không quân vận tải Việt Nam đã góp phần xứng đáng với lời khen ngợi của Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng thời đó: “Lực lượng không quân ta còn non trẻ, nhưng đã góp phần nhiều khi có tác dụng như là quyết định đối với chiến trường về mặt tiếp tế, vận chuyển”.
VŨ THÀNH
Cuộc vượt ngục ngoạn mục
Cựu tù Nguyễn Chay (trái) và Đặng Ngọc Chúng (phải) gặp lại má Năm Tịch-người từng che chở cho nhóm vượt ngục đêm 7-5-1973. Ảnh: Tố Oanh
Khao khát được “sổ lồng” luôn hun đúc trong quyết tâm các tù nhân nhỏ tuổi ở nhà lao thiếu nhi Đà Lạt. Trong thời gian nhà lao tồn tại có tổng cộng bảy lần vượt ngục. Trong đó cuộc vượt ngục ngày 7-5-1973 là táo bạo và ngoạn mục nhất, qui mô và số lượng đông nhất với 13 chú bé dũng cảm.
Kế hoạch bên trong
Muốn vượt ngục thì phải diệt ác, “dọn” đi mấy tên trật tự ác nhất, nhằm nới lỏng sự kiểm soát của nhà lao. Nhà lao đã tận dụng những tù nhân thoái hóa, biến chất, nhồi nhét tư tưởng phản động và đào tạo thành lực lượng đàn áp tù nhân cách mạng. Đội ngũ trật tự được củng cố để gia tăng cho mục đích này với Long đầu bò, Nguyễn Cương, Phạm Hà, Nguyễn Lặn… Trong đó, Nguyễn Cương - trưởng ban trật tự - là người cầm đầu với bản chất cực kỳ hung hăng. Nhất cử nhất động của các chiến sĩ đều không lọt qua được mắt Cương. Không thể vượt ngục có tính tổ chức nếu Cương còn đó.
Ngày 23-1-1973, Trần Cồ, Huỳnh Ngọc Huệ, Mai Bốn, Nguyễn Đăng Được và Nguyễn Mẹo được phân công nhiệm vụ. Cương bị năm anh em to khỏe vật ra đánh thương tật hơn 60%, phải nằm viện hơn ba tháng.
Toàn nhà lao chỉ một mình Nguyễn Ẩm (Nguyễn Đình Chỉ) là người ở Đà Lạt. Ẩm bàn với Nguyễn Văn Cần trường hợp ra được sớm anh sẽ liên lạc để đưa anh em ra ngoài. Thông tin liên lạc giữa hai bên sẽ được ghi trên giấy ximăng bằng một loại hóa chất đặc biệt chỉ hiện ra khi hơ trên lửa.
Trong một lần nhà lao cúp nước, giám thị điều động một số tù nhân đi ra ngoài xách nước, Ẩm đã vượt ngục. Cuộc vượt ngục này tuy số lượng ít nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho đợt vượt ngục lớn sau đó. Ra ngoài, Ẩm liên lạc với căn cứ, với chi bộ xã Thái Phiên (nay là P.12, TP Đà Lạt) xây dựng thành một đường dây thông tin liên lạc vào nhà lao qua hình thức giả làm người thân thăm nuôi. Thư được viết trong giấy ximăng như qui ước và được giấu trong ruột bánh mì. Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn.
Kế hoạch đêm 6-5-1973 sẽ vượt ngục. Danh sách vượt ngục tại phòng C lên đến 30 người. Nhưng sáng ngày 6-5, nhà lao bất ngờ có đợt chuyển tù ra Côn Đảo. Số lượng trong danh sách chỉ còn lại 13. Kế hoạch phải nán lại. Cựu tù Đặng Ngọc Chúng lúc đó nhỏ nhất, đầu gối đang bị sưng, được đề nghị ở lại. Chúng khóc nhất quyết đòi đi theo.
Đào thoát
Đêm sau, 7-5-1973, tại phòng C, tất cả quyết tâm bằng mọi giá phải vượt ngục. 9g tối, trong nhà vệ sinh, Trương Công Nhân và Nguyễn Chay thay phiên công kênh nhau dùng móc sắt đục trần nhà. Bên dưới bốn người căng tấm mền hứng xà bần để không gây tiếng động. Nhóm bên ngoài thì hát hò, vỗ tay át tiếng đục.
12g đêm trần nhà đục xong. 13 người bôi lọ nghẹ khắp người lần lượt dỡ ngói thoát lên mái nhà, xé áo buộc vào chân tay bò qua kẽm gai nhằm mục đích cách điện, rồi đu dây xuống đất.
Chân vừa chạm đất là phải nằm sát đất ngay vì đèn ở hai lô cốt quét xa đến trăm mét. Từng người chui xuống cống, rồi thoát tiếp qua năm lớp kẽm gai bán kính gần một cây số, ra được điểm hẹn hàng rào cuối cùng thì đã quá giờ hẹn. Toán quân bộ đội vào đón đã rút đi, để lại ký hiệu cành thông tươi dưới đất chỉ hướng đi như kế hoạch đến được ấp Sào Nam có cơ sở của cách mạng. Phần trời tối mò không định được vị trí, phần chó sủa inh ỏi khiến các chiến sĩ hoảng loạn cắm đầu chạy.
Trương Công Nhân và Ngô Ngọc Công ra trước chạy hướng phải lên đường ray xe lửa đến một xưởng chén ở Trại Mát, thấy đèn sáng choang ngỡ là thành phố bèn chạy ngược trở lại. 11 người còn lại chạy hướng trái qua đồi thông hai mộ tới cổng ấp Thái Phiên biết là sai đường, anh em chạy bám nhau quay trở lại hồ Than Thở để vượt lên con đường đất nhỏ nơi giáp với đường ray xe lửa. Đó là điểm hẹn thứ hai. Nhân và Công gặp lại đồng đội, chưa kịp vui mừng thì kiểm quân lại thấy lạc mất hai người là Trần Công Khanh và Ngô Bê (hôm sau bị địch bắt lại).
Như đã qui ước trong thư gửi vào nhà lao, đến đây thì ném ba viên đá vào chòi chứa phân sẽ có người ra đón, nhưng chờ mãi không thấy vì lệch giờ qui định, cơ sở nghĩ cuộc vượt ngục bất thành. Nỗi lo âu hiện rõ trên từng người khi tiếp tục di chuyển qua điểm hẹn thứ ba. Trời đã bắt đầu sáng. Không thể đi tới, cũng không đi lui lại được. Đói và rét. Trên người chỉ độc nhất cái quần đùi tả tơi. 11 người chia nhau thành nhóm nhỏ trầm mình dưới suối, lấy cỏ khô phủ lên người, chỉ chừa mắt và mũi để thở. Ngày trôi qua dài kinh khủng trong mưa rỉ rả.
Đêm, 11 người dìu nhau vào vườn rau hái bắp cải và cà rốt ăn cho đỡ đói, sau đó đi tiếp theo đường ray tìm nhà cơ sở. “Tìm nhà nào nghèo nhất thì vào xin tá túc”, các chiến sĩ bàn tính. Nhưng trong đêm tối làm sao biết được nhà nào nghèo? Đến 9g ngày 8-5, các chiến sĩ quyết định gõ cửa nhà má Năm Tịch, không hề biết đây là một cơ sở cách mạng ở ấp Sào Nam. Má Năm lúc đó đang ở cữ, thấy mấy đứa nhỏ lem luốc thập thò biết là tù thiếu nhi vượt ngục.
Má Năm móm mém kể lại: “Đứa nào đứa nấy đầy bùn sình đen thùi. Lấy hết quần áo của tui và con nhỏ phụ việc chia cho mấy đứa tắm rửa xong mặc. Nấu nồi cơm bự xự, tụi nó ăn một hơi hết sạch. 3 giờ sáng dậy nấu tiếp nồi nữa mà tụi nhỏ ăn cũng hết trơn”. Sáng, má mang các chiến sĩ nhỏ giấu dưới mương nước. Riêng Đặng Ngọc Chúng bị sốt, chân sưng vù được ở lại để đưa đi thầy thuốc. Trời tối, các chiến sĩ được chia về các nhà cơ sở cách mạng và ở lại cứ lõm Sào Nam thêm một tuần trăng, rồi ra cứ ở rừng gia nhập cánh quân bộ đội Đà Lạt.
Các em hỡi vì sao em cầm súng
Em hiểu rằng: vì tổ quốc đau thương
Vì non sông làng mạc phố phường
Vì trường học, mái nhà em yêu quí
Đã tan nát dưới làn bom đạn Mỹ
Bao năm rồi trút xuống quê ta.
Lê Văn Thơm viết khi chứng kiến phiên tòa ngày 27-3-1970 xét xử chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi Nguyễn Đăng Được 20 năm tù khổ sai, 10 năm biệt xứ.
* * *
Ông Ngô Tùng Chinh, trưởng ban liên lạc cựu tù nhà lao thiếu nhi Đà Lạt, cho biết không thể nào thực hiện được âm mưu đã đề ra, nhà cầm quyền đã thực hiện một chủ trương mới nhưng rất cũ, đó là chuyển các chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi còn lại về các nhà lao địa phương, nhập vào đội ngũ các chiến sĩ cách mạng lớn tuổi để tiếp tục thực hiện cam kết trao trả tù nhân theo tinh thần của hiệp định Paris. Tháng 6-1973, nhà lao thiếu nhi Đà Lạt bị xóa sổ thay vì kết thúc cùng thời điểm với các nhà lao khác như Côn Đảo, Chí Hòa, Tân Hiệp… vào ngày 30-4-1975. Đây là lần đầu tiên và duy nhất một nhà tù chính trị do các chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi đấu tranh và thắng lợi, buộc nhà cầm quyền phải giải tán nhà lao.
Theo TỐ OANH (tuôitrẻ Online)
Khao khát được “sổ lồng” luôn hun đúc trong quyết tâm các tù nhân nhỏ tuổi ở nhà lao thiếu nhi Đà Lạt. Trong thời gian nhà lao tồn tại có tổng cộng bảy lần vượt ngục. Trong đó cuộc vượt ngục ngày 7-5-1973 là táo bạo và ngoạn mục nhất, qui mô và số lượng đông nhất với 13 chú bé dũng cảm.
Kế hoạch bên trong
Muốn vượt ngục thì phải diệt ác, “dọn” đi mấy tên trật tự ác nhất, nhằm nới lỏng sự kiểm soát của nhà lao. Nhà lao đã tận dụng những tù nhân thoái hóa, biến chất, nhồi nhét tư tưởng phản động và đào tạo thành lực lượng đàn áp tù nhân cách mạng. Đội ngũ trật tự được củng cố để gia tăng cho mục đích này với Long đầu bò, Nguyễn Cương, Phạm Hà, Nguyễn Lặn… Trong đó, Nguyễn Cương - trưởng ban trật tự - là người cầm đầu với bản chất cực kỳ hung hăng. Nhất cử nhất động của các chiến sĩ đều không lọt qua được mắt Cương. Không thể vượt ngục có tính tổ chức nếu Cương còn đó.
Ngày 23-1-1973, Trần Cồ, Huỳnh Ngọc Huệ, Mai Bốn, Nguyễn Đăng Được và Nguyễn Mẹo được phân công nhiệm vụ. Cương bị năm anh em to khỏe vật ra đánh thương tật hơn 60%, phải nằm viện hơn ba tháng.
Toàn nhà lao chỉ một mình Nguyễn Ẩm (Nguyễn Đình Chỉ) là người ở Đà Lạt. Ẩm bàn với Nguyễn Văn Cần trường hợp ra được sớm anh sẽ liên lạc để đưa anh em ra ngoài. Thông tin liên lạc giữa hai bên sẽ được ghi trên giấy ximăng bằng một loại hóa chất đặc biệt chỉ hiện ra khi hơ trên lửa.
Trong một lần nhà lao cúp nước, giám thị điều động một số tù nhân đi ra ngoài xách nước, Ẩm đã vượt ngục. Cuộc vượt ngục này tuy số lượng ít nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho đợt vượt ngục lớn sau đó. Ra ngoài, Ẩm liên lạc với căn cứ, với chi bộ xã Thái Phiên (nay là P.12, TP Đà Lạt) xây dựng thành một đường dây thông tin liên lạc vào nhà lao qua hình thức giả làm người thân thăm nuôi. Thư được viết trong giấy ximăng như qui ước và được giấu trong ruột bánh mì. Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn.
Kế hoạch đêm 6-5-1973 sẽ vượt ngục. Danh sách vượt ngục tại phòng C lên đến 30 người. Nhưng sáng ngày 6-5, nhà lao bất ngờ có đợt chuyển tù ra Côn Đảo. Số lượng trong danh sách chỉ còn lại 13. Kế hoạch phải nán lại. Cựu tù Đặng Ngọc Chúng lúc đó nhỏ nhất, đầu gối đang bị sưng, được đề nghị ở lại. Chúng khóc nhất quyết đòi đi theo.
Đào thoát
Đêm sau, 7-5-1973, tại phòng C, tất cả quyết tâm bằng mọi giá phải vượt ngục. 9g tối, trong nhà vệ sinh, Trương Công Nhân và Nguyễn Chay thay phiên công kênh nhau dùng móc sắt đục trần nhà. Bên dưới bốn người căng tấm mền hứng xà bần để không gây tiếng động. Nhóm bên ngoài thì hát hò, vỗ tay át tiếng đục.
12g đêm trần nhà đục xong. 13 người bôi lọ nghẹ khắp người lần lượt dỡ ngói thoát lên mái nhà, xé áo buộc vào chân tay bò qua kẽm gai nhằm mục đích cách điện, rồi đu dây xuống đất.
Chân vừa chạm đất là phải nằm sát đất ngay vì đèn ở hai lô cốt quét xa đến trăm mét. Từng người chui xuống cống, rồi thoát tiếp qua năm lớp kẽm gai bán kính gần một cây số, ra được điểm hẹn hàng rào cuối cùng thì đã quá giờ hẹn. Toán quân bộ đội vào đón đã rút đi, để lại ký hiệu cành thông tươi dưới đất chỉ hướng đi như kế hoạch đến được ấp Sào Nam có cơ sở của cách mạng. Phần trời tối mò không định được vị trí, phần chó sủa inh ỏi khiến các chiến sĩ hoảng loạn cắm đầu chạy.
Trương Công Nhân và Ngô Ngọc Công ra trước chạy hướng phải lên đường ray xe lửa đến một xưởng chén ở Trại Mát, thấy đèn sáng choang ngỡ là thành phố bèn chạy ngược trở lại. 11 người còn lại chạy hướng trái qua đồi thông hai mộ tới cổng ấp Thái Phiên biết là sai đường, anh em chạy bám nhau quay trở lại hồ Than Thở để vượt lên con đường đất nhỏ nơi giáp với đường ray xe lửa. Đó là điểm hẹn thứ hai. Nhân và Công gặp lại đồng đội, chưa kịp vui mừng thì kiểm quân lại thấy lạc mất hai người là Trần Công Khanh và Ngô Bê (hôm sau bị địch bắt lại).
Như đã qui ước trong thư gửi vào nhà lao, đến đây thì ném ba viên đá vào chòi chứa phân sẽ có người ra đón, nhưng chờ mãi không thấy vì lệch giờ qui định, cơ sở nghĩ cuộc vượt ngục bất thành. Nỗi lo âu hiện rõ trên từng người khi tiếp tục di chuyển qua điểm hẹn thứ ba. Trời đã bắt đầu sáng. Không thể đi tới, cũng không đi lui lại được. Đói và rét. Trên người chỉ độc nhất cái quần đùi tả tơi. 11 người chia nhau thành nhóm nhỏ trầm mình dưới suối, lấy cỏ khô phủ lên người, chỉ chừa mắt và mũi để thở. Ngày trôi qua dài kinh khủng trong mưa rỉ rả.
Đêm, 11 người dìu nhau vào vườn rau hái bắp cải và cà rốt ăn cho đỡ đói, sau đó đi tiếp theo đường ray tìm nhà cơ sở. “Tìm nhà nào nghèo nhất thì vào xin tá túc”, các chiến sĩ bàn tính. Nhưng trong đêm tối làm sao biết được nhà nào nghèo? Đến 9g ngày 8-5, các chiến sĩ quyết định gõ cửa nhà má Năm Tịch, không hề biết đây là một cơ sở cách mạng ở ấp Sào Nam. Má Năm lúc đó đang ở cữ, thấy mấy đứa nhỏ lem luốc thập thò biết là tù thiếu nhi vượt ngục.
Má Năm móm mém kể lại: “Đứa nào đứa nấy đầy bùn sình đen thùi. Lấy hết quần áo của tui và con nhỏ phụ việc chia cho mấy đứa tắm rửa xong mặc. Nấu nồi cơm bự xự, tụi nó ăn một hơi hết sạch. 3 giờ sáng dậy nấu tiếp nồi nữa mà tụi nhỏ ăn cũng hết trơn”. Sáng, má mang các chiến sĩ nhỏ giấu dưới mương nước. Riêng Đặng Ngọc Chúng bị sốt, chân sưng vù được ở lại để đưa đi thầy thuốc. Trời tối, các chiến sĩ được chia về các nhà cơ sở cách mạng và ở lại cứ lõm Sào Nam thêm một tuần trăng, rồi ra cứ ở rừng gia nhập cánh quân bộ đội Đà Lạt.
Các em hỡi vì sao em cầm súng
Em hiểu rằng: vì tổ quốc đau thương
Vì non sông làng mạc phố phường
Vì trường học, mái nhà em yêu quí
Đã tan nát dưới làn bom đạn Mỹ
Bao năm rồi trút xuống quê ta.
Lê Văn Thơm viết khi chứng kiến phiên tòa ngày 27-3-1970 xét xử chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi Nguyễn Đăng Được 20 năm tù khổ sai, 10 năm biệt xứ.
* * *
Ông Ngô Tùng Chinh, trưởng ban liên lạc cựu tù nhà lao thiếu nhi Đà Lạt, cho biết không thể nào thực hiện được âm mưu đã đề ra, nhà cầm quyền đã thực hiện một chủ trương mới nhưng rất cũ, đó là chuyển các chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi còn lại về các nhà lao địa phương, nhập vào đội ngũ các chiến sĩ cách mạng lớn tuổi để tiếp tục thực hiện cam kết trao trả tù nhân theo tinh thần của hiệp định Paris. Tháng 6-1973, nhà lao thiếu nhi Đà Lạt bị xóa sổ thay vì kết thúc cùng thời điểm với các nhà lao khác như Côn Đảo, Chí Hòa, Tân Hiệp… vào ngày 30-4-1975. Đây là lần đầu tiên và duy nhất một nhà tù chính trị do các chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi đấu tranh và thắng lợi, buộc nhà cầm quyền phải giải tán nhà lao.
Theo TỐ OANH (tuôitrẻ Online)
Xuân Mậu Thân trong khu lò gạch
Đăng lại từ Sự kiện và nhân chứng.Thứ Bảy, 02/02/2008, 11:16 (GMT + 7)
Tết Mậu Thân 1968 được lệnh của chỉ huy mặt trận B3, lực lượng vũ trang tỉnh đội Kon Tum gồm: Tiểu đoàn đặc công 406 và Tiểu đoàn bộ binh 304 được giao nhiệm vụ tấn công Dinh tỉnh trưởng và Khu sân bay thị xã Kon Tum. Cùng phối hợp với Trung đoàn 24, Sư đoàn 10 đánh Phân khu 24, là nơi tập trung binh lực, hỏa lực của địch ở Kon Tum.
Lúc đó tôi là trợ lý tổ chức của Ban Chính trị Tỉnh đội Kon Tum, được đi cùng với anh Thuận - Chính trị viên tỉnh đội, chỉ huy trên hướng tấn công của Tiểu đoàn 304.
Đêm 30 Tết trời tối đen như mực, chúng tôi tiếp cận mục tiêu trong điều kiện địa hình trống trải, chúng tôi phải ém quân xung quanh khu lò gạch của dân, chờ hiệu lệnh xung phong. Trong khoảnh khắc giao thời giữa năm cũ sang năm mới, mặc dù tôi đã dồn hết tâm trí vào trận đánh, nhưng lòng vẫn xôn xao một cảm giác khó tả về một cái Tết thật đặc biệt trong đời. Anh Thuận nằm bên cạnh tôi, chắc hẳn cũng nghĩ đến một đêm giao thừa ấm áp ở quê nhà.
Đúng 1 giờ 15 phút, từ hướng Dinh tỉnh trưởng, một ngọn lửa phụt lên kèm theo một tiếng nổ vang dội. Chúng tôi bật dậy đạp hàng rào tiến vào khu sân bay. Hỏa lực của địch từ khu sân bay bắn ra như vãi đạn, đan thành một lưới lửa trước mặt. Chúng tôi xung phong và nhằm mục tiêu nhả đạn quyết liệt. Địch huy động gần trọn vẹn lực lượng trong Khu sân bay, có xe tăng, máy bay yểm trợ liên tục nhào ra hòng đánh bật chúng tôi.
Trong ánh pháo sáng rọi như ban ngày, tôi nhìn rõ anh em mình trúng đạn, rồi gục xuống hy sinh và anh Thuận như lao dưới làn mưa bom, bão đạn đến từng vị trí động viên chúng tôi. Tôi cầm lấy khẩu AK của đồng đội đã hy sinh ở bên cạnh, bật dậy nhằm máy bay địch bắn xối xả. Dưới chân từng mảnh gạch bị đạn địch cày xới đập vào đau điếng. Anh Thuận đã ở bên tôi từ lúc nào. Anh cầm áo tôi kéo đi được một đoạn thì một tiếng nổ đanh chát ngay chỗ tôi vừa đứng bắn, hất tôi và anh Thuận văng ra. Tôi thấy toàn thân mình đau ê ẩm. Anh Thuận bò dậy, trườn về phía tôi và hỏi:
- Cậu có bị làm sao không?
- Em không sao – Biết mình đã bị thương nhưng tôi vẫn nói vậy và gượng cười để anh vui.
- Anh xua xua tay rồi nói:
- Không được hy sinh...
- Anh em hy sinh nhiều quá anh ạ - tôi thì thào với anh.
- Tớ biết rồi! Hỏa lực của ta chưa chế áp được hỏa lực của địch.
- Làm sao bây giờ hở anh?
- Chiếm ngay các lò gạch để bảo toàn lực lượng, tránh thương vong cho anh em - anh Thuận ra lệnh.
Chúng tôi chiếm được một lò gạch để đặt vị trí chỉ huy. Lò chứa đầy gạch, nhưng chưa nung, mùi tanh của bùn còn bốc nồng nặc. Chúng tôi mỗi người chiếm lấy một góc, chuẩn bị ngay một vị trí bắn để đánh địch phản công. Cầm cự đến 5 giờ sáng, cơ số đạn bộ binh và đạn chống tăng bị tiêu hao hai phần ba. Địch tiếp tục đổ quân xuống xung quanh Khu lò gạch, có lẽ chúng định phản công với quy mô lớn, nhưng chưa dám vì không xác định được lực lượng của ta và đã bao lần chúng phản công đều bị chúng tôi đánh bật ra.
12 giờ trưa mồng một Tết nắng như thiêu như đốt. Mấy nắm cơm vắt cứng lại như đá. Bấm móng tay còn không vào được đừng nói ăn. Cũng may bụng không thấy đói. Khói bom đạn còn đặc sệt cuốn lên khét lẹt. Cả người tôi tê dại, mắt cay xè, hai môi dính chặt vào nhau, cổ họng khô rát.
- “Nước? Ai có nước không?”.
Nhìn xung quanh mọi người vẫn nằm bất động trên hố bắn. Họng súng hướng về sân bay.
14 giờ địch đã chuẩn bị phản công, chúng cho trực thăng rải xăng đốt xung quanh khu lò gạch. 17 giờ địch đã bắn pháo sáng sáng rực cả một vùng trời. Chúng tôi vẫn điềm tĩnh củng cố vị trí bắn, chờ địch lên, đánh một trận quyết tử.
Trận đánh đêm đó diễn ra ác liệt, địch và ta thương vong rất nhiều. Chúng tôi rút lui để bảo toàn lực lượng, sau khi đã đánh cho địch một đòn chí mạng.
LÊ XUÂN HỢI kể
NGUYỄN ANH SƠN (ghi)
Tết Mậu Thân 1968 được lệnh của chỉ huy mặt trận B3, lực lượng vũ trang tỉnh đội Kon Tum gồm: Tiểu đoàn đặc công 406 và Tiểu đoàn bộ binh 304 được giao nhiệm vụ tấn công Dinh tỉnh trưởng và Khu sân bay thị xã Kon Tum. Cùng phối hợp với Trung đoàn 24, Sư đoàn 10 đánh Phân khu 24, là nơi tập trung binh lực, hỏa lực của địch ở Kon Tum.
Lúc đó tôi là trợ lý tổ chức của Ban Chính trị Tỉnh đội Kon Tum, được đi cùng với anh Thuận - Chính trị viên tỉnh đội, chỉ huy trên hướng tấn công của Tiểu đoàn 304.
Đêm 30 Tết trời tối đen như mực, chúng tôi tiếp cận mục tiêu trong điều kiện địa hình trống trải, chúng tôi phải ém quân xung quanh khu lò gạch của dân, chờ hiệu lệnh xung phong. Trong khoảnh khắc giao thời giữa năm cũ sang năm mới, mặc dù tôi đã dồn hết tâm trí vào trận đánh, nhưng lòng vẫn xôn xao một cảm giác khó tả về một cái Tết thật đặc biệt trong đời. Anh Thuận nằm bên cạnh tôi, chắc hẳn cũng nghĩ đến một đêm giao thừa ấm áp ở quê nhà.
Đúng 1 giờ 15 phút, từ hướng Dinh tỉnh trưởng, một ngọn lửa phụt lên kèm theo một tiếng nổ vang dội. Chúng tôi bật dậy đạp hàng rào tiến vào khu sân bay. Hỏa lực của địch từ khu sân bay bắn ra như vãi đạn, đan thành một lưới lửa trước mặt. Chúng tôi xung phong và nhằm mục tiêu nhả đạn quyết liệt. Địch huy động gần trọn vẹn lực lượng trong Khu sân bay, có xe tăng, máy bay yểm trợ liên tục nhào ra hòng đánh bật chúng tôi.
Trong ánh pháo sáng rọi như ban ngày, tôi nhìn rõ anh em mình trúng đạn, rồi gục xuống hy sinh và anh Thuận như lao dưới làn mưa bom, bão đạn đến từng vị trí động viên chúng tôi. Tôi cầm lấy khẩu AK của đồng đội đã hy sinh ở bên cạnh, bật dậy nhằm máy bay địch bắn xối xả. Dưới chân từng mảnh gạch bị đạn địch cày xới đập vào đau điếng. Anh Thuận đã ở bên tôi từ lúc nào. Anh cầm áo tôi kéo đi được một đoạn thì một tiếng nổ đanh chát ngay chỗ tôi vừa đứng bắn, hất tôi và anh Thuận văng ra. Tôi thấy toàn thân mình đau ê ẩm. Anh Thuận bò dậy, trườn về phía tôi và hỏi:
- Cậu có bị làm sao không?
- Em không sao – Biết mình đã bị thương nhưng tôi vẫn nói vậy và gượng cười để anh vui.
- Anh xua xua tay rồi nói:
- Không được hy sinh...
- Anh em hy sinh nhiều quá anh ạ - tôi thì thào với anh.
- Tớ biết rồi! Hỏa lực của ta chưa chế áp được hỏa lực của địch.
- Làm sao bây giờ hở anh?
- Chiếm ngay các lò gạch để bảo toàn lực lượng, tránh thương vong cho anh em - anh Thuận ra lệnh.
Chúng tôi chiếm được một lò gạch để đặt vị trí chỉ huy. Lò chứa đầy gạch, nhưng chưa nung, mùi tanh của bùn còn bốc nồng nặc. Chúng tôi mỗi người chiếm lấy một góc, chuẩn bị ngay một vị trí bắn để đánh địch phản công. Cầm cự đến 5 giờ sáng, cơ số đạn bộ binh và đạn chống tăng bị tiêu hao hai phần ba. Địch tiếp tục đổ quân xuống xung quanh Khu lò gạch, có lẽ chúng định phản công với quy mô lớn, nhưng chưa dám vì không xác định được lực lượng của ta và đã bao lần chúng phản công đều bị chúng tôi đánh bật ra.
12 giờ trưa mồng một Tết nắng như thiêu như đốt. Mấy nắm cơm vắt cứng lại như đá. Bấm móng tay còn không vào được đừng nói ăn. Cũng may bụng không thấy đói. Khói bom đạn còn đặc sệt cuốn lên khét lẹt. Cả người tôi tê dại, mắt cay xè, hai môi dính chặt vào nhau, cổ họng khô rát.
- “Nước? Ai có nước không?”.
Nhìn xung quanh mọi người vẫn nằm bất động trên hố bắn. Họng súng hướng về sân bay.
14 giờ địch đã chuẩn bị phản công, chúng cho trực thăng rải xăng đốt xung quanh khu lò gạch. 17 giờ địch đã bắn pháo sáng sáng rực cả một vùng trời. Chúng tôi vẫn điềm tĩnh củng cố vị trí bắn, chờ địch lên, đánh một trận quyết tử.
Trận đánh đêm đó diễn ra ác liệt, địch và ta thương vong rất nhiều. Chúng tôi rút lui để bảo toàn lực lượng, sau khi đã đánh cho địch một đòn chí mạng.
LÊ XUÂN HỢI kể
NGUYỄN ANH SƠN (ghi)
Tại sao Oetmolen chọn Khe Sanh làm “cái chốt chiến lược?”
Quân giải phóng tiến công căn cứ Khe Sanh - 1968
QĐND Online - Đầu năm 1964, Oetmolen nhận trách nhiệm thay Hakin đứng đầu Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam (MACV). Đây là thời điểm mà chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đã bị phá sản. Mỹ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân Mỹ vào trực tiếp chiến đấu ở miền Nam Việt Nam. Vì thế Bộ Tư lệnh MACV do Oetmolen đứng đầu thường được gọi là “Lầu Năm góc phương Đông”.
Tuy nắm trong tay một lực lượng quân sự đông tới hơn nửa triệu quân Mỹ, cùng hơn một triệu quân nguỵ, với những vũ khí, trang bị vào loại hiện đại nhất hồi bấy giờ, nhưng cuối cùng Oetmolen cũng không ngăn nổi cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta ở miền Nam, đồng thời lại phải chịu thêm những thiệt hại nặng nề và phải rút khỏi Khe Sanh – nơi mà chính Oetmolen đã chọn làm “cái chốt chiến lược” để “ngăn chặn sự chi viện của đối phương từ miền Bắc vào miền Nam”. Đây là thất bại kép và đau đớn nhất trong cuộc đời binh nghiệp chinh chiến mấy chục năm liền trên các chiến trường châu Âu và châu Á của ông ta.
Phải nói rằng trước khi đặt chân tới Việt Nam, Oetmolen đã được giới quân sự Mỹ đánh giá là “tư lệnh hoàn hảo”, được ca ngợi là viên tướng “đánh đâu thắng đấy”, là vị tướng vừa có thực tế và kinh nghiệm chiến đấu, lại vừa có lý luận mang tính chiến lược, vừa giỏi công tác tham mưu lại vừa tinh thông, nhanh nhạy trên cương vị tư lệnh chiến trường.
Nhiệm vụ quan trọng nhất và cũng là “khó khăn, phức tạp nhất” khi sang Việt Nam, như chính ông ta đã thừa nhận trong cuốn hồi ký “Một người lính báo cáo” là phải làm thế nào để ngăn chặn bằng được sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam về cả sức người lẫn sức của, vì chỉ có như vậy mới có thể thực hiện “tìm và diệt được lực lượng Việt cộng ở miền Nam”, tiến tới “bình định” toàn bộ miền Nam Việt Nam.
Trong hồi ký trên của mình, Oetmolen viết:
Lần đầu tiên tôi nhìn thấy Khe Sanh là giữa năm 1964, sau khi tôi được cử giữ chức Tư lệnh MACV. Ngay từ buổi đó, tôi đã phát hiện thấy cao nguyên Khe Sanh giữ một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng ở chỗ, có thể:
- Cắm ở đây một cái chốt, khoá chặt con đường thâm nhập của Cộng sản từ Lào qua đường 9 vào Nam Việt Nam;
- Dựng ở đây một tiền đồn bảo vệ dải đất hẹp phía nam giới tuyến quân sự;
- Thiết lập một trại biệt kích phục vụ cho những hoạt động phá hoại các hậu cứ của địch đặt ở bên kia biên giới Lào. Khe Sanh có thể coi như chiếc cầu “bập bênh” tung biệt kích vào Lào rồi lại nhanh chóng rút về (để tránh sự lên án là vi phạm biên giới Lào);
- Xây dựng một căn cứ mặt đất, chặt đứt đường mòn Hồ Chí Minh;
- Xây dựng một sân bay thường trực, làm nhiệm vụ thường xuyên quan sát, giám sát mọi hành động đi lại, vận chuyển của đối phương trên đường mòn từ Bắc vào Nam để đưa bộ binh tới tiến công tiêu diệt;
- Trong trường hợp Việt cộng đánh lớn thì chiến đấu với địch ở Khe Sanh vẫn có lợi hơn là ở Quảng Trị”…
Oetmolen viết tiếp:
Trước khi hạ lệnh chiếm lĩnh nơi này, tôi đã nghiên cứu kỹ những điểm có thể so sánh giữa Khe Sanh và Điện Biên thông qua một sĩ quan cấp cao của Pháp đã từng tham gia cuộc chiến tranh Đông Dương là Đại tá Pôn Vannuxem, hiện đang nghỉ hưu. Qua nhiều buổi thảo luận, tôi nhận thấy:
- Điện Biên là một thung lũng nên dễ bị tiến công. Ngược lại, Khe Sanh nằm trên một cao nguyên, đối phương khó tiến đánh.
- Tại Điện Biên, quân Pháp không chiếm lĩnh được bất kỳ một điểm cao nào vây quanh thung lũng nên dễ bị khống chế. Ngược lại, tại Khe Sanh, lính thuỷ đánh bộ kiểm soát được tất cả bốn điểm cao vây quanh là mỏm 558 và mỏm 950 ở phía tây bắc, mỏm 861 và mỏm 881 ở phía nam.
- Tại Điện Biên, quân Pháp không có pháo binh đặt ở bên ngoài thung lũng để yểm trợ cho các cứ điểm nằm ở bên trong. Ngược lại, tại Khe Sanh, ngoài các khẩu đội pháo 105mm, 155mm và khẩu đội cối 4,2ins đặt ở ngay bên trong vị trí, lính thuỷ đánh bộ còn được yểm trợ bằng 16 khẩu pháo cực mạnh 175mm đặt ở bên ngoài, tại căn cứ pháo Ca-rôn, cách Khe Sanh 14 dặm.
- Tại Điện Biên, quân Pháp không có xa lộ nối liền từ hậu phương đến tập đoàn cứ điểm đặt trong thung lũng. Ngược lại, từ những nơi đóng quân của lính thuỷ đánh bộ trong vùng chiến thuật 1, có xa lộ quen thuộc gọi là Đường 9, có thể hành quân ngay cả trong thời tiết mưa phùn.
Một góc căn cứ Khe Sanh
- Tại Điện Biên, quân Pháp chỉ có sân bay nhỏ và khi bị cắt đứt sân bay cũng chỉ thả dù được trên một diện tích hẹp. Ngược lại, tại Khe Sanh, vì nằm trên một cao nguyên nên máy bay vận tải cỡ lớn C.130 có thể hạ cánh dễ dàng, bãi thả dù cũng rất rộng.
- Trong cuộc chiến tranh Đông Dương, người Pháp không có máy bay lên thẳng vũ trang, ngoài một số ít chỉ có thể sử dụng để chở thương binh rất hạn chế. Lực lượng không quân Pháp cũng yếu. Ngược lại, Mỹ có rất nhiều máy bay lên thẳng kể cả loại máy bay lên thẳng khổng lồ dùng để chở quân nhu, vũ khí tới Khe Sanh. Lực lượng không quân yểm trợ cho Khe Sanh cũng rất mạnh, trong đó có cả máy bay chiến lược B-52 ném bom rải thảm.
- Tại Điện Biên, người Pháp không có con đường nào thuận tiện để di tản quân lính khi cần thiết. Ngược lại, từ Khe Sanh lính thuỷ đánh bộ có thể di tản, nếu cần, bằng cả đường bộ lẫn đường không”.
Rồi Oetmolen kết luận:
“Tôi chỉ thấy có một điểm giống nhau giữa Điên Biên với Khe Sanh, đó là: từ Điện Biên đến Khe Sanh đối phương đều có thể sử dụng pháo để bắn phá ác liệt. Nhưng ta cũng có thể dùng pháo để bắn trả, dùng máy bay ném bom để phá hoại, thậm chí còn có thể dùng cả bom nguyên tử để huỷ diệt”.
Với những tính toán cẩn thận như trên, nên từ giữa năm 1965 đến trước khi nổ ra chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh Xuân-Hè 1968, Oetmolen đã liên tục tăng cường lên khu vực Khe Sanh một lực lượng quân sự lớn, biến Khe Sanh từ một trại “lực lượng đặc biệt” gồm một đại đội lính chiến người dân tộc thiểu số khi mới được thành lập, thành một căn cứ quân sự liên hợp theo đúng ý nghĩa “cái chốt chiến lược” gồm gần 3 sư đoàn với 45.000 quân (có 28.000 quân Mỹ) bao gồm lính thuỷ đánh bộ, lính dù, lính “kỵ binh bay”, lính bộ binh, pháo binh. Chẳng những thế, Oetmolen còn cử viên phó của mình là Trung tướng xe tăng C. Abram “biệt phái” lên vùng 1 chiến thuật, trực tiếp đứng đầu “sở chỉ huy tiền phương” của MACV thiết lập tại vùng này nhằm duy trì sự hiệp đồng tác chiến” giữa các quân, binh chủng.
Dựa vào “địa lợi” cùng một lực lượng quân sự mạnh như vậy, nên khi Khe Sanh bị đối phương bao vây, uy hiếp, bị xe tăng tiến công, bị “giã giò” bằng pháo và súng cối suốt ngày đêm, gây thương vong nặng nề cho lính Mỹ, thì Oetmolen vẫn khẳng định “Khe Sanh là bất khả xâm phạm”, “Khe Sanh không thể trở thành một Điện Biên Phủ thứ hai”. Thậm chí ngay cả khi cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của quân và dân ta đã bùng nổ khắp miền Nam và cố đô Huế bị quân giải phóng chiếm, thì Oetmolen vẫn ngoan cố “cắm chân” một lực lượng lớn quân Mỹ tại Khe Sanh để cố thủ “cái chốt chiến lược”, không rút về hoặc rút một phần về đánh chiếm lại Huế. Ngày 7/2/1968 khi nói chuyện qua điện thoại vô tuyến với Tổng thống Mỹ Johnson, Oetmolen vẫn “thề sẽ giữ vững” Khe Sanh.
Sự bảo thủ và ngoan cố của Oetmolen đã làm cho cả quân Mỹ lẫn quân nguỵ phải chịu những tổn thất nặng nề trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Khu vực Khe Sanh bị vây hãm, bị biến thành cái “cối xay thịt” trong chiến dịch “Đường 9- Khe Sanh” của đối phương, cuối cùng cũng bị Cộng sản phá vỡ.
Vậy là “cái chốt chiến lược” của Oetmolen ở Khe Sanh đã biến thành “cái bẫy của Cộng sản”. Thất bại kép này của Oetmolen là nguyên nhân khiến Tổng thống Johnson phải triệu hồi ông ta về Mỹ.
Quang Vân
Theo Sự kiện và nhân chứng Thứ Bảy, 23/02/2008, 10:53 (GMT + 7)
QĐND Online - Đầu năm 1964, Oetmolen nhận trách nhiệm thay Hakin đứng đầu Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam (MACV). Đây là thời điểm mà chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đã bị phá sản. Mỹ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân Mỹ vào trực tiếp chiến đấu ở miền Nam Việt Nam. Vì thế Bộ Tư lệnh MACV do Oetmolen đứng đầu thường được gọi là “Lầu Năm góc phương Đông”.
Tuy nắm trong tay một lực lượng quân sự đông tới hơn nửa triệu quân Mỹ, cùng hơn một triệu quân nguỵ, với những vũ khí, trang bị vào loại hiện đại nhất hồi bấy giờ, nhưng cuối cùng Oetmolen cũng không ngăn nổi cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta ở miền Nam, đồng thời lại phải chịu thêm những thiệt hại nặng nề và phải rút khỏi Khe Sanh – nơi mà chính Oetmolen đã chọn làm “cái chốt chiến lược” để “ngăn chặn sự chi viện của đối phương từ miền Bắc vào miền Nam”. Đây là thất bại kép và đau đớn nhất trong cuộc đời binh nghiệp chinh chiến mấy chục năm liền trên các chiến trường châu Âu và châu Á của ông ta.
Phải nói rằng trước khi đặt chân tới Việt Nam, Oetmolen đã được giới quân sự Mỹ đánh giá là “tư lệnh hoàn hảo”, được ca ngợi là viên tướng “đánh đâu thắng đấy”, là vị tướng vừa có thực tế và kinh nghiệm chiến đấu, lại vừa có lý luận mang tính chiến lược, vừa giỏi công tác tham mưu lại vừa tinh thông, nhanh nhạy trên cương vị tư lệnh chiến trường.
Nhiệm vụ quan trọng nhất và cũng là “khó khăn, phức tạp nhất” khi sang Việt Nam, như chính ông ta đã thừa nhận trong cuốn hồi ký “Một người lính báo cáo” là phải làm thế nào để ngăn chặn bằng được sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam về cả sức người lẫn sức của, vì chỉ có như vậy mới có thể thực hiện “tìm và diệt được lực lượng Việt cộng ở miền Nam”, tiến tới “bình định” toàn bộ miền Nam Việt Nam.
Trong hồi ký trên của mình, Oetmolen viết:
Lần đầu tiên tôi nhìn thấy Khe Sanh là giữa năm 1964, sau khi tôi được cử giữ chức Tư lệnh MACV. Ngay từ buổi đó, tôi đã phát hiện thấy cao nguyên Khe Sanh giữ một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng ở chỗ, có thể:
- Cắm ở đây một cái chốt, khoá chặt con đường thâm nhập của Cộng sản từ Lào qua đường 9 vào Nam Việt Nam;
- Dựng ở đây một tiền đồn bảo vệ dải đất hẹp phía nam giới tuyến quân sự;
- Thiết lập một trại biệt kích phục vụ cho những hoạt động phá hoại các hậu cứ của địch đặt ở bên kia biên giới Lào. Khe Sanh có thể coi như chiếc cầu “bập bênh” tung biệt kích vào Lào rồi lại nhanh chóng rút về (để tránh sự lên án là vi phạm biên giới Lào);
- Xây dựng một căn cứ mặt đất, chặt đứt đường mòn Hồ Chí Minh;
- Xây dựng một sân bay thường trực, làm nhiệm vụ thường xuyên quan sát, giám sát mọi hành động đi lại, vận chuyển của đối phương trên đường mòn từ Bắc vào Nam để đưa bộ binh tới tiến công tiêu diệt;
- Trong trường hợp Việt cộng đánh lớn thì chiến đấu với địch ở Khe Sanh vẫn có lợi hơn là ở Quảng Trị”…
Oetmolen viết tiếp:
Trước khi hạ lệnh chiếm lĩnh nơi này, tôi đã nghiên cứu kỹ những điểm có thể so sánh giữa Khe Sanh và Điện Biên thông qua một sĩ quan cấp cao của Pháp đã từng tham gia cuộc chiến tranh Đông Dương là Đại tá Pôn Vannuxem, hiện đang nghỉ hưu. Qua nhiều buổi thảo luận, tôi nhận thấy:
- Điện Biên là một thung lũng nên dễ bị tiến công. Ngược lại, Khe Sanh nằm trên một cao nguyên, đối phương khó tiến đánh.
- Tại Điện Biên, quân Pháp không chiếm lĩnh được bất kỳ một điểm cao nào vây quanh thung lũng nên dễ bị khống chế. Ngược lại, tại Khe Sanh, lính thuỷ đánh bộ kiểm soát được tất cả bốn điểm cao vây quanh là mỏm 558 và mỏm 950 ở phía tây bắc, mỏm 861 và mỏm 881 ở phía nam.
- Tại Điện Biên, quân Pháp không có pháo binh đặt ở bên ngoài thung lũng để yểm trợ cho các cứ điểm nằm ở bên trong. Ngược lại, tại Khe Sanh, ngoài các khẩu đội pháo 105mm, 155mm và khẩu đội cối 4,2ins đặt ở ngay bên trong vị trí, lính thuỷ đánh bộ còn được yểm trợ bằng 16 khẩu pháo cực mạnh 175mm đặt ở bên ngoài, tại căn cứ pháo Ca-rôn, cách Khe Sanh 14 dặm.
- Tại Điện Biên, quân Pháp không có xa lộ nối liền từ hậu phương đến tập đoàn cứ điểm đặt trong thung lũng. Ngược lại, từ những nơi đóng quân của lính thuỷ đánh bộ trong vùng chiến thuật 1, có xa lộ quen thuộc gọi là Đường 9, có thể hành quân ngay cả trong thời tiết mưa phùn.
Một góc căn cứ Khe Sanh
- Tại Điện Biên, quân Pháp chỉ có sân bay nhỏ và khi bị cắt đứt sân bay cũng chỉ thả dù được trên một diện tích hẹp. Ngược lại, tại Khe Sanh, vì nằm trên một cao nguyên nên máy bay vận tải cỡ lớn C.130 có thể hạ cánh dễ dàng, bãi thả dù cũng rất rộng.
- Trong cuộc chiến tranh Đông Dương, người Pháp không có máy bay lên thẳng vũ trang, ngoài một số ít chỉ có thể sử dụng để chở thương binh rất hạn chế. Lực lượng không quân Pháp cũng yếu. Ngược lại, Mỹ có rất nhiều máy bay lên thẳng kể cả loại máy bay lên thẳng khổng lồ dùng để chở quân nhu, vũ khí tới Khe Sanh. Lực lượng không quân yểm trợ cho Khe Sanh cũng rất mạnh, trong đó có cả máy bay chiến lược B-52 ném bom rải thảm.
- Tại Điện Biên, người Pháp không có con đường nào thuận tiện để di tản quân lính khi cần thiết. Ngược lại, từ Khe Sanh lính thuỷ đánh bộ có thể di tản, nếu cần, bằng cả đường bộ lẫn đường không”.
Rồi Oetmolen kết luận:
“Tôi chỉ thấy có một điểm giống nhau giữa Điên Biên với Khe Sanh, đó là: từ Điện Biên đến Khe Sanh đối phương đều có thể sử dụng pháo để bắn phá ác liệt. Nhưng ta cũng có thể dùng pháo để bắn trả, dùng máy bay ném bom để phá hoại, thậm chí còn có thể dùng cả bom nguyên tử để huỷ diệt”.
Với những tính toán cẩn thận như trên, nên từ giữa năm 1965 đến trước khi nổ ra chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh Xuân-Hè 1968, Oetmolen đã liên tục tăng cường lên khu vực Khe Sanh một lực lượng quân sự lớn, biến Khe Sanh từ một trại “lực lượng đặc biệt” gồm một đại đội lính chiến người dân tộc thiểu số khi mới được thành lập, thành một căn cứ quân sự liên hợp theo đúng ý nghĩa “cái chốt chiến lược” gồm gần 3 sư đoàn với 45.000 quân (có 28.000 quân Mỹ) bao gồm lính thuỷ đánh bộ, lính dù, lính “kỵ binh bay”, lính bộ binh, pháo binh. Chẳng những thế, Oetmolen còn cử viên phó của mình là Trung tướng xe tăng C. Abram “biệt phái” lên vùng 1 chiến thuật, trực tiếp đứng đầu “sở chỉ huy tiền phương” của MACV thiết lập tại vùng này nhằm duy trì sự hiệp đồng tác chiến” giữa các quân, binh chủng.
Dựa vào “địa lợi” cùng một lực lượng quân sự mạnh như vậy, nên khi Khe Sanh bị đối phương bao vây, uy hiếp, bị xe tăng tiến công, bị “giã giò” bằng pháo và súng cối suốt ngày đêm, gây thương vong nặng nề cho lính Mỹ, thì Oetmolen vẫn khẳng định “Khe Sanh là bất khả xâm phạm”, “Khe Sanh không thể trở thành một Điện Biên Phủ thứ hai”. Thậm chí ngay cả khi cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của quân và dân ta đã bùng nổ khắp miền Nam và cố đô Huế bị quân giải phóng chiếm, thì Oetmolen vẫn ngoan cố “cắm chân” một lực lượng lớn quân Mỹ tại Khe Sanh để cố thủ “cái chốt chiến lược”, không rút về hoặc rút một phần về đánh chiếm lại Huế. Ngày 7/2/1968 khi nói chuyện qua điện thoại vô tuyến với Tổng thống Mỹ Johnson, Oetmolen vẫn “thề sẽ giữ vững” Khe Sanh.
Sự bảo thủ và ngoan cố của Oetmolen đã làm cho cả quân Mỹ lẫn quân nguỵ phải chịu những tổn thất nặng nề trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Khu vực Khe Sanh bị vây hãm, bị biến thành cái “cối xay thịt” trong chiến dịch “Đường 9- Khe Sanh” của đối phương, cuối cùng cũng bị Cộng sản phá vỡ.
Vậy là “cái chốt chiến lược” của Oetmolen ở Khe Sanh đã biến thành “cái bẫy của Cộng sản”. Thất bại kép này của Oetmolen là nguyên nhân khiến Tổng thống Johnson phải triệu hồi ông ta về Mỹ.
Quang Vân
Theo Sự kiện và nhân chứng Thứ Bảy, 23/02/2008, 10:53 (GMT + 7)
2.21.2008
Số đo khoảng cách
Lao Động số 9 Ngày 11/01/2008 Cập nhật: 7:45 AM, 11/01/2008
(LĐ) - Trong hỗn độn thông tin về tiền thưởng cuối năm, có một tin buồn đến từ ngành giáo dục. Theo thông tin từ LĐLĐ TPHCM, mức thưởng thấp nhất thuộc về khối giáo dục, từ 50.000 - 200.000 đồng/người, riêng giáo viên mầm non không có đồng nào.
Đối với thành phố lớn còn như vậy, các tỉnh thành khác chắc khó hơn nhiều.
Điều đáng suy nghĩ là sự chênh lệch mức thưởng giữa các khu vực và ngành nghề quá lớn. Nhiều đơn vị có mức thưởng lên đến hàng trăm triệu đồng/người, có đơn vị tiết lộ thưởng cho cán bộ chủ chốt sơ sơ cả tiền tỉ mỗi người.
Dù không muốn nói đến khái niệm bất công xã hội thì chúng ta cũng khó lòng né tránh được thực tiễn. Thôi thì cứ đối diện sự thật, phân tích và tìm ra biện pháp thu ngắn khoảng cách giàu nghèo, cân bằng những lợi ích xã hội.
Chúng ta nói quá nhiều rằng giáo dục là quốc sách, phải ưu tiên cho ngành này vì đó là nền tảng của đất nước hôm nay và bệ phóng cho tương lai. Nói là vậy nhưng thực tế làm được chẳng là bao, đời sống của đội ngũ giáo viên còn rất nhiều khó khăn.
Vào thời điểm mà giá cả tăng vọt từng ngày, một bộ phận rất lớn người lao động, trong đó có giáo viên đang rất khó khăn thì sự hỗ trợ như tiền thưởng là rất cần thiết.
Không chỉ riêng đội ngũ nhà giáo, cán bộ công nhân viên trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, công nhân trong các nhà máy nhận đồng lương ít ỏi và tiền thưởng nhỏ nhoi.
Bộ phận người nghèo này không có khái niệm về con số tăng trưởng, họ chỉ cảm nhận được sự khác biệt trong bữa ăn hằng ngày. Họ không biết đến chỉ số lạm phát một hay hai con số, chỉ biết đồng lương hôm nay không đủ trang trải cho đời sống thường nhật.
Họ không biết lạm phát là cách đánh thuế không biên lai trên từng bó rau và cân gạo mà họ ăn hằng ngày, mà chỉ biết vất vả khó khăn đang đè nặng lên trên đôi vai, vốn đã quá nhọc nhằn của họ.
Người giàu không có lỗi, mỗi chiếc xe hơi họ đi đều phải đóng thuế cho nhà nước. Những người có khả năng hoặc may mắn làm việc ở các doanh nghiệp có mức lương và thưởng cao cũng không có lỗi, họ xứng đáng được hưởng sự giàu có.
Nhà giáo hay cán bộ công nhân viên ở trong các cơ quan nhà nước, công nhân trong các nhà máy cũng không có lỗi đối với sự nghèo của mình vì họ đã làm việc hết trách nhiệm.
Khoảng cách giàu nghèo đang cần thu ngắn bằng đôi tay của Nhà nước. Xã hội công bằng văn minh chính là số đo của khoảng cách này.
Lê Thanh Phong
(LĐ) - Trong hỗn độn thông tin về tiền thưởng cuối năm, có một tin buồn đến từ ngành giáo dục. Theo thông tin từ LĐLĐ TPHCM, mức thưởng thấp nhất thuộc về khối giáo dục, từ 50.000 - 200.000 đồng/người, riêng giáo viên mầm non không có đồng nào.
Đối với thành phố lớn còn như vậy, các tỉnh thành khác chắc khó hơn nhiều.
Điều đáng suy nghĩ là sự chênh lệch mức thưởng giữa các khu vực và ngành nghề quá lớn. Nhiều đơn vị có mức thưởng lên đến hàng trăm triệu đồng/người, có đơn vị tiết lộ thưởng cho cán bộ chủ chốt sơ sơ cả tiền tỉ mỗi người.
Dù không muốn nói đến khái niệm bất công xã hội thì chúng ta cũng khó lòng né tránh được thực tiễn. Thôi thì cứ đối diện sự thật, phân tích và tìm ra biện pháp thu ngắn khoảng cách giàu nghèo, cân bằng những lợi ích xã hội.
Chúng ta nói quá nhiều rằng giáo dục là quốc sách, phải ưu tiên cho ngành này vì đó là nền tảng của đất nước hôm nay và bệ phóng cho tương lai. Nói là vậy nhưng thực tế làm được chẳng là bao, đời sống của đội ngũ giáo viên còn rất nhiều khó khăn.
Vào thời điểm mà giá cả tăng vọt từng ngày, một bộ phận rất lớn người lao động, trong đó có giáo viên đang rất khó khăn thì sự hỗ trợ như tiền thưởng là rất cần thiết.
Không chỉ riêng đội ngũ nhà giáo, cán bộ công nhân viên trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, công nhân trong các nhà máy nhận đồng lương ít ỏi và tiền thưởng nhỏ nhoi.
Bộ phận người nghèo này không có khái niệm về con số tăng trưởng, họ chỉ cảm nhận được sự khác biệt trong bữa ăn hằng ngày. Họ không biết đến chỉ số lạm phát một hay hai con số, chỉ biết đồng lương hôm nay không đủ trang trải cho đời sống thường nhật.
Họ không biết lạm phát là cách đánh thuế không biên lai trên từng bó rau và cân gạo mà họ ăn hằng ngày, mà chỉ biết vất vả khó khăn đang đè nặng lên trên đôi vai, vốn đã quá nhọc nhằn của họ.
Người giàu không có lỗi, mỗi chiếc xe hơi họ đi đều phải đóng thuế cho nhà nước. Những người có khả năng hoặc may mắn làm việc ở các doanh nghiệp có mức lương và thưởng cao cũng không có lỗi, họ xứng đáng được hưởng sự giàu có.
Nhà giáo hay cán bộ công nhân viên ở trong các cơ quan nhà nước, công nhân trong các nhà máy cũng không có lỗi đối với sự nghèo của mình vì họ đã làm việc hết trách nhiệm.
Khoảng cách giàu nghèo đang cần thu ngắn bằng đôi tay của Nhà nước. Xã hội công bằng văn minh chính là số đo của khoảng cách này.
Lê Thanh Phong
2.15.2008
"Tủ sách Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông"
Lao Động số 17 Ngày 21/01/2008 Cập nhật: 8:35 AM, 21/01/2008
(LĐ) - Tủ sách này được TS sử học Nguyễn Nhã và nhóm điều hành thành lập ngày 20.1, với mục đích tập hợp và cung cấp tư liệu miễn phí cho những người có nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu về các vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông.
"Tủ sách" sẽ vận động, khuyến khích, giúp đỡ các nhà nghiên cứu, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh để thực hiện các đề tài về Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông. Hiện "tủ sách" có hơn một trăm đầu tài liệu của TS Nguyễn Nhã và một số sách của nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân. Tại buổi ra mắt, TS Nguyễn Nhã giới thiệu tấm bản đồ VN in trong Tự điển Latinh - Việt Nam năm 1838 của Giám mục Taberd, trên tấm bản đồ này (ảnh), địa danh quần đảo Hoàng Sa được ghi là "Cát Vàng".
Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân công bố công trình khảo cứu "Nam Hải chư đảo danh xưng sơ khảo". Đây là những chứng cứ khoa học quan trọng chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của VN. (Địa chỉ tủ sách: 191/1D Trần Kế Xương, P.7, Q.Phú Nhuận - TPHCM. Email: hannguyen1940@yahoo.com).
L.T.P
(LĐ) - Tủ sách này được TS sử học Nguyễn Nhã và nhóm điều hành thành lập ngày 20.1, với mục đích tập hợp và cung cấp tư liệu miễn phí cho những người có nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu về các vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông.
"Tủ sách" sẽ vận động, khuyến khích, giúp đỡ các nhà nghiên cứu, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh để thực hiện các đề tài về Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông. Hiện "tủ sách" có hơn một trăm đầu tài liệu của TS Nguyễn Nhã và một số sách của nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân. Tại buổi ra mắt, TS Nguyễn Nhã giới thiệu tấm bản đồ VN in trong Tự điển Latinh - Việt Nam năm 1838 của Giám mục Taberd, trên tấm bản đồ này (ảnh), địa danh quần đảo Hoàng Sa được ghi là "Cát Vàng".
Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân công bố công trình khảo cứu "Nam Hải chư đảo danh xưng sơ khảo". Đây là những chứng cứ khoa học quan trọng chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của VN. (Địa chỉ tủ sách: 191/1D Trần Kế Xương, P.7, Q.Phú Nhuận - TPHCM. Email: hannguyen1940@yahoo.com).
L.T.P
2.11.2008
Đông Nam Á gặp may
Tuổi Trẻ Online - Thứ Hai, 11/2TT-
- TT - Trong khi giới chuyên gia tài chính không mấy tin tưởng vào nền kinh tế thế giới trong năm nay do ảnh hưởng suy thoái kinh tế Mỹ, thì các thầy phong thủy lại cho rằng tình hình không quá tệ.
Thầy phong thủy Malaysia Joey Yap dự báo suy thoái kinh tế ở Mỹ sẽ "diễn ra từ từ và không đến nỗi nghiêm trọng". Báo The Star của Malaysia dẫn lời ông Yap cho biết: "Kinh tế ngày nay mạnh mẽ hơn, các công ty có dòng luân chuyển tiền tệ và cán cân thanh toán tốt hơn. Do đó, nền kinh tế vẫn có thể trụ vững trước những biến động". Thầy phong thủy Trung Quốc Lee Sing Tong cũng tin tưởng Mậu Tý sẽ là năm phát triển ổn định đối với thị trường địa ốc và nền kinh tế ở Mỹ và Trung Quốc. Thầy phong thủy Joseph Chau ở Hong Kong thì cho rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng mười một tới sẽ giúp Mỹ thoát khỏi cảnh trì trệ kinh tế.
Ông Joey Yap dự báo ngày 1-8 năm nay sẽ đánh dấu sự chuyển đổi giữa các cường quốc kinh tế trên thế giới. "Xu thế đang chuyển dần về châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Tôi nghĩ thị trường châu Á sẽ khởi sắc hơn so với các nơi còn lại của thế giới". Ông nói thêm rằng khu vực Đông Nam Á năm nay sẽ gặp vận may, vì phía Đông đang thống trị các năng lượng giàu sang, sung túc.
Dù dự báo tích cực về kinh tế thế giới, các chuyên gia phong thủy và nhà phân tích lại cảnh báo năm chuột sẽ là một năm có nhiều căng thẳng trên phương diện chính trị quốc tế, cùng với sự xuất hiện của nhiều thiên tai và thảm họa hàng không. Hãng tin AFP dẫn lời thầy phong thủy Raymond Lo cho biết theo can chi 60 năm của Trung Quốc, năm 2008 có nhiều điểm tương đồng với năm 1948, là năm thành lập nhà nước Israel và bức tường Berlin, hai sự kiện khởi nguồn cho những xung đột kéo dài.
Đáng lo ngại là năm con chuột là năm xung đột giữa thủy và hỏa, tức sẽ có lũ lụt lớn hoặc sóng thần. Ông Lo cũng nhắc lại năm Bính Tý 1996 có hơn 20 vụ tai nạn máy bay, trong đó có vụ chiếc máy bay của Hãng hàng không Trans World nổ tung trên Đại Tây Dương làm 230 người thiệt mạng.
THANH TRÚC
- TT - Trong khi giới chuyên gia tài chính không mấy tin tưởng vào nền kinh tế thế giới trong năm nay do ảnh hưởng suy thoái kinh tế Mỹ, thì các thầy phong thủy lại cho rằng tình hình không quá tệ.
Thầy phong thủy Malaysia Joey Yap dự báo suy thoái kinh tế ở Mỹ sẽ "diễn ra từ từ và không đến nỗi nghiêm trọng". Báo The Star của Malaysia dẫn lời ông Yap cho biết: "Kinh tế ngày nay mạnh mẽ hơn, các công ty có dòng luân chuyển tiền tệ và cán cân thanh toán tốt hơn. Do đó, nền kinh tế vẫn có thể trụ vững trước những biến động". Thầy phong thủy Trung Quốc Lee Sing Tong cũng tin tưởng Mậu Tý sẽ là năm phát triển ổn định đối với thị trường địa ốc và nền kinh tế ở Mỹ và Trung Quốc. Thầy phong thủy Joseph Chau ở Hong Kong thì cho rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng mười một tới sẽ giúp Mỹ thoát khỏi cảnh trì trệ kinh tế.
Ông Joey Yap dự báo ngày 1-8 năm nay sẽ đánh dấu sự chuyển đổi giữa các cường quốc kinh tế trên thế giới. "Xu thế đang chuyển dần về châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Tôi nghĩ thị trường châu Á sẽ khởi sắc hơn so với các nơi còn lại của thế giới". Ông nói thêm rằng khu vực Đông Nam Á năm nay sẽ gặp vận may, vì phía Đông đang thống trị các năng lượng giàu sang, sung túc.
Dù dự báo tích cực về kinh tế thế giới, các chuyên gia phong thủy và nhà phân tích lại cảnh báo năm chuột sẽ là một năm có nhiều căng thẳng trên phương diện chính trị quốc tế, cùng với sự xuất hiện của nhiều thiên tai và thảm họa hàng không. Hãng tin AFP dẫn lời thầy phong thủy Raymond Lo cho biết theo can chi 60 năm của Trung Quốc, năm 2008 có nhiều điểm tương đồng với năm 1948, là năm thành lập nhà nước Israel và bức tường Berlin, hai sự kiện khởi nguồn cho những xung đột kéo dài.
Đáng lo ngại là năm con chuột là năm xung đột giữa thủy và hỏa, tức sẽ có lũ lụt lớn hoặc sóng thần. Ông Lo cũng nhắc lại năm Bính Tý 1996 có hơn 20 vụ tai nạn máy bay, trong đó có vụ chiếc máy bay của Hãng hàng không Trans World nổ tung trên Đại Tây Dương làm 230 người thiệt mạng.
THANH TRÚC
2.09.2008
Đài Loan thừa gió bẻ măng, chiếm đảo Ba Bình
Tuổi Trẻ Online - Thứ Sáu, 1/2TT- - TT - Ngày 21-1-2008, lần đầu tiên Đài Loan đã cho máy bay quân sự C-130 Hercules hạ cánh xuống đường băng vừa xây xong trên đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa, xâm phạm trắng trợn lãnh thổ Việt Nam!
Trả lời báo chí quốc tế về sự kiện này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng, khẳng định: Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vì sao Đài Loan chiếm đảo Ba Bình, lúc nào? Tuổi Trẻ xin giới thiệu những tư liệu lịch sử của nhà sử học Nguyễn Nhã.
Năm 1946, vào lúc Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đang bận đối phó với cuộc chiến tranh toàn diện sắp xảy ra thì hạm đội của Trung Hoa Dân Quốc gồm bốn chiến hạm xuất phát từ cảng Ngô Tùng tới đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đây ngày 29-11. Lúc này Trung Quốc còn gọi Hoàng Sa là Đoàn Sa, chưa phải mang tên Nam Sa.
Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp trên của Trung Hoa Dân Quốc và ngày 17-10-1947, thông báo hạm Tonkinois của Pháp được phái đến Hoàng Sa để yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút nhưng họ không rút. Pháp gửi một phân đội lính trong đó có cả quân lính "quốc gia Việt Nam" đến đóng một đồn ở đảo Pattle (Hoàng Sa).
Năm 1950, quân Tưởng rút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa
Ngày 14-10-1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho chính phủ Bảo Đại quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa. Thủ hiến Trung phần là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành ở quần đảo Hoàng Sa.
Lợi dụng tình hình rối ren Nhật đầu hàng đồng minh, quân Tưởng Giới Thạch được giao phó giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc theo hiệp định Postdam đã lại chiếm giữ đảo Phú Lâm (Ile Boisée) cuối năm 1946 thuộc quần đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa vào đầu năm 1947.
Đến năm 1950, khi quân Trung Hoa Dân Quốc đã rút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa và hòa ước San Francisco buộc Nhật từ bỏ sự chiếm đóng hai quần đảo này, thì thủ tướng kiêm ngoại trưởng Trần Văn Hữu của chính phủ Bảo Đại đã tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam. Sau năm 1950, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không còn quân nước ngoài chiếm đóng ngoài lực lượng trú phòng Việt Nam của chính quyền Bảo Đại.
Hiệp định Genève ký kết năm 1954 chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của nước Việt Nam. Điều 1 qui định đường ranh tạm thời về quân sự được ấn định bởi sông Bến Hải (ở vĩ tuyến 17). Đường ranh tạm thời này cũng được kéo dài ra trong hai phần bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi theo điều 4 của hiệp định. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông ở dưới vĩ tuyến 17 sẽ đặt dưới sự quản lý hành chính của phía chính quyền quản lý miền Nam.
Như thế, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được đặt dưới sự quản lý hành chính của chính quyền Việt Nam cộng hòa, lúc ấy hai quần đảo này chưa có sự chiếm đóng của bất cứ quân đội nước nào ngoài quân đội Pháp.
Trung Quốc, Đài Loan cưỡng chiếm hai đảo lớn
Căn cứ vào hải đồ vẽ năm 1979 của Cục Bản đồ quân sự Bộ Tổng tham mưu (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), quần đảo Trường Sa có thể chia làm chín cụm chính kể từ bắc xuống nam trong đó có cụm đảo Nam Yết hay Ti Gia gồm đảo Nam Yết (Namyit Island, 10O11 vĩ B, 114O217 kinh Đ), đảo Sơn Ca (Sand Cay, 10O227 vĩ B, 114O285 kinh Đ), đảo Ba Bình (Itu Aba Island, 10O228 vĩ B, 114O217 kinh Đ), cùng bãi Bàn Than (10O231 vĩ B, 114O245 kinh Đ), đá Núi Thị (Petley Reef, 10O247 vĩ B, 114O348 kinh Đ), đá Én Đất (Eldad Reef, 10O21 vĩ B, 114O41 kinh Đ), đá Lạc (10O102 vĩ B, 114O148 kinh Đ), đá Gaven (Gaven Reef, 10O127 vĩ B, 114O13 kinh Đ), đá Lớn (Great Discovery Reef, 10O045 vĩ B, 113O52 kinh Đ), đá Nhỏ (Small Discovery Reef, 10O015 vĩ B, 114O015 kinh Đ), đá Đền Cây Cỏ (Western or Flora Temple Reef, 10O147 vĩ B, 114O375 kinh Đ). Cụm này có đảo rộng nhất của Trường Sa là Ba Bình và cao nhất là đảo Nam Yết, có nhiều lùm cây cao lớn nhất.
Đảo Ba Bình có độ cao chừng 4m, thấp hơn Nam Yết một chút, diện tích 489.600m2 (gần 50ha). Đảo này có điều kiện sinh hoạt tốt nhất, đất đai màu mỡ, trồng được khoai mì, rau cải, chuối... Xung quanh có san hô, mặt nước khá yên tĩnh, tàu nhỏ có thể cập bến khá tốt.
Năm 1933, với danh nghĩa "bảo hộ" Việt Nam, Pháp đã cho quân chiếm đóng, thiết lập đài quan trắc khí tượng mang số hiệu 48919, do World Meteorological Organisation cấp phát cùng với đài quan trắc ở Hoàng Sa (Pattle) mang số hiệu 48860 và Phú Lâm mang số hiệu 48859. Ngày 20-5-1956, Đài Loan đã xây dựng cơ sở quân sự kiên cố tại đây. Hiện ở đây có một sân bay nhỏ và cầu tàu cho các chiến hạm cặp bến.
Phía tây nam cụm Nam Yết có hòn Đá Chữ Thập (Fiery Cross or N.W, Kagilingan Reef, 9O353 vĩ B, 114O542 kinh Đ), là chỗ cao nhất của một bãi cạn dài 25km, rộng tối đa 6km, bị quân Trung Quốc chiếm đóng, biến nơi đây là cơ sở quân sự quan trọng.
Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, chế độ bảo hộ Pháp có viên khâm sứ đứng đầu Trung kỳ chịu trách nhiệm quản lý quần đảo Hoàng Sa. Trong khi Nam kỳ quản lý quần đảo Trường Sa, lại ở dưới chế độ thuộc địa Pháp, song thực chất tất cả đều thuộc chế độ đô hộ kiểu trực trị của Pháp. Mọi quyền hành trong tay Pháp. Chính quyền Nam triều chỉ có trên danh nghĩa. Song trên thực tế chính quyền thuộc địa Pháp cũng đã có những hành động cụ thể củng cố, khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhà sử học NGUYỄN NHÃ
Trả lời báo chí quốc tế về sự kiện này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng, khẳng định: Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vì sao Đài Loan chiếm đảo Ba Bình, lúc nào? Tuổi Trẻ xin giới thiệu những tư liệu lịch sử của nhà sử học Nguyễn Nhã.
Năm 1946, vào lúc Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đang bận đối phó với cuộc chiến tranh toàn diện sắp xảy ra thì hạm đội của Trung Hoa Dân Quốc gồm bốn chiến hạm xuất phát từ cảng Ngô Tùng tới đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đây ngày 29-11. Lúc này Trung Quốc còn gọi Hoàng Sa là Đoàn Sa, chưa phải mang tên Nam Sa.
Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp trên của Trung Hoa Dân Quốc và ngày 17-10-1947, thông báo hạm Tonkinois của Pháp được phái đến Hoàng Sa để yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút nhưng họ không rút. Pháp gửi một phân đội lính trong đó có cả quân lính "quốc gia Việt Nam" đến đóng một đồn ở đảo Pattle (Hoàng Sa).
Năm 1950, quân Tưởng rút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa
Ngày 14-10-1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho chính phủ Bảo Đại quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa. Thủ hiến Trung phần là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành ở quần đảo Hoàng Sa.
Lợi dụng tình hình rối ren Nhật đầu hàng đồng minh, quân Tưởng Giới Thạch được giao phó giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc theo hiệp định Postdam đã lại chiếm giữ đảo Phú Lâm (Ile Boisée) cuối năm 1946 thuộc quần đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa vào đầu năm 1947.
Đến năm 1950, khi quân Trung Hoa Dân Quốc đã rút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa và hòa ước San Francisco buộc Nhật từ bỏ sự chiếm đóng hai quần đảo này, thì thủ tướng kiêm ngoại trưởng Trần Văn Hữu của chính phủ Bảo Đại đã tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam. Sau năm 1950, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không còn quân nước ngoài chiếm đóng ngoài lực lượng trú phòng Việt Nam của chính quyền Bảo Đại.
Hiệp định Genève ký kết năm 1954 chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của nước Việt Nam. Điều 1 qui định đường ranh tạm thời về quân sự được ấn định bởi sông Bến Hải (ở vĩ tuyến 17). Đường ranh tạm thời này cũng được kéo dài ra trong hai phần bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi theo điều 4 của hiệp định. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông ở dưới vĩ tuyến 17 sẽ đặt dưới sự quản lý hành chính của phía chính quyền quản lý miền Nam.
Như thế, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được đặt dưới sự quản lý hành chính của chính quyền Việt Nam cộng hòa, lúc ấy hai quần đảo này chưa có sự chiếm đóng của bất cứ quân đội nước nào ngoài quân đội Pháp.
Trung Quốc, Đài Loan cưỡng chiếm hai đảo lớn
Căn cứ vào hải đồ vẽ năm 1979 của Cục Bản đồ quân sự Bộ Tổng tham mưu (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), quần đảo Trường Sa có thể chia làm chín cụm chính kể từ bắc xuống nam trong đó có cụm đảo Nam Yết hay Ti Gia gồm đảo Nam Yết (Namyit Island, 10O11 vĩ B, 114O217 kinh Đ), đảo Sơn Ca (Sand Cay, 10O227 vĩ B, 114O285 kinh Đ), đảo Ba Bình (Itu Aba Island, 10O228 vĩ B, 114O217 kinh Đ), cùng bãi Bàn Than (10O231 vĩ B, 114O245 kinh Đ), đá Núi Thị (Petley Reef, 10O247 vĩ B, 114O348 kinh Đ), đá Én Đất (Eldad Reef, 10O21 vĩ B, 114O41 kinh Đ), đá Lạc (10O102 vĩ B, 114O148 kinh Đ), đá Gaven (Gaven Reef, 10O127 vĩ B, 114O13 kinh Đ), đá Lớn (Great Discovery Reef, 10O045 vĩ B, 113O52 kinh Đ), đá Nhỏ (Small Discovery Reef, 10O015 vĩ B, 114O015 kinh Đ), đá Đền Cây Cỏ (Western or Flora Temple Reef, 10O147 vĩ B, 114O375 kinh Đ). Cụm này có đảo rộng nhất của Trường Sa là Ba Bình và cao nhất là đảo Nam Yết, có nhiều lùm cây cao lớn nhất.
Đảo Ba Bình có độ cao chừng 4m, thấp hơn Nam Yết một chút, diện tích 489.600m2 (gần 50ha). Đảo này có điều kiện sinh hoạt tốt nhất, đất đai màu mỡ, trồng được khoai mì, rau cải, chuối... Xung quanh có san hô, mặt nước khá yên tĩnh, tàu nhỏ có thể cập bến khá tốt.
Năm 1933, với danh nghĩa "bảo hộ" Việt Nam, Pháp đã cho quân chiếm đóng, thiết lập đài quan trắc khí tượng mang số hiệu 48919, do World Meteorological Organisation cấp phát cùng với đài quan trắc ở Hoàng Sa (Pattle) mang số hiệu 48860 và Phú Lâm mang số hiệu 48859. Ngày 20-5-1956, Đài Loan đã xây dựng cơ sở quân sự kiên cố tại đây. Hiện ở đây có một sân bay nhỏ và cầu tàu cho các chiến hạm cặp bến.
Phía tây nam cụm Nam Yết có hòn Đá Chữ Thập (Fiery Cross or N.W, Kagilingan Reef, 9O353 vĩ B, 114O542 kinh Đ), là chỗ cao nhất của một bãi cạn dài 25km, rộng tối đa 6km, bị quân Trung Quốc chiếm đóng, biến nơi đây là cơ sở quân sự quan trọng.
Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, chế độ bảo hộ Pháp có viên khâm sứ đứng đầu Trung kỳ chịu trách nhiệm quản lý quần đảo Hoàng Sa. Trong khi Nam kỳ quản lý quần đảo Trường Sa, lại ở dưới chế độ thuộc địa Pháp, song thực chất tất cả đều thuộc chế độ đô hộ kiểu trực trị của Pháp. Mọi quyền hành trong tay Pháp. Chính quyền Nam triều chỉ có trên danh nghĩa. Song trên thực tế chính quyền thuộc địa Pháp cũng đã có những hành động cụ thể củng cố, khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhà sử học NGUYỄN NHÃ
2.02.2008
Bí mật vũ khí năng lượng của Nga
22:32:08, 31/12/2007
Một cơ sở thuộc đường ống Blue Stream dẫn khí đốt từ Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: AFP
Kỳ 1: Sự phụ thuộc của châu Âu
Trong nhiều năm qua, Nga đã sử dụng dầu mỏ không chỉ nhằm phục vụ lợi ích kinh tế mà còn được coi như một vũ khí lợi hại để chi phối châu Âu.
Những phụ thuộc sống còn
Theo nhiều chuyên gia phân tích chính trị trên thế giới, việc Liên bang Xô Viết tan rã vào những năm 90 được coi là sự kiện quan trọng nhất thế kỷ 20. Đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về những nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của cường quốc một thời này. Tuy còn nhiều bất đồng, nhưng có nhiều ý kiến cùng cho rằng các nhà lãnh đạo Xô Viết, ngoài việc tạo ra một cường quốc về quân sự, đã không có được "vũ khí kinh tế" đủ mạnh để chi phối các nước trong liên bang, châu Âu và các quốc gia khác. Đây là nhân tố quyết định trong các nhân tố chính (chính trị, kinh tế và quân sự) để biến một quốc gia có thể trở thành cường quốc và ràng buộc được các quốc gia khác.
Sau khi nhận nước Nga từ tay người tiền nhiệm Boris Yeltsin, Tổng thống Vladimir Putin đã tìm ra và khắc phục được sai lầm của người đi trước, biến nguồn dầu mỏ nước Nga thành một vũ khí lợi hại để quyết tâm giành lại vị thế cho nước Nga. Dưới thời Liên Xô, nguồn dầu mỏ khổng lồ được sử dụng gần như một loại hàng hóa thông thường để thu lợi nhuận thuần túy. Đến thời Tổng thống Putin, dầu mỏ và khí đốt đã không chỉ là hàng hóa mà còn là một công cụ hữu hiệu để nước Nga nâng cao ảnh hưởng, ràng buộc các nước khác. Theo tờ The Economist, để sử dụng dầu mỏ như một công cụ gây ảnh hưởng, chi phối các quốc gia khác, Nga hiện đã thỏa mãn được ba điều kiện không thể thiếu, đó là: kiểm soát toàn bộ nguồn dự trữ, việc sản xuất dầu mỏ trên toàn quốc; kiểm soát tất cả hệ thống đường ống dẫn dầu trên toàn quốc và tới các nước láng giềng; và thiết lập được những hợp đồng dài hạn và chắc chắn về cung cấp dầu mỏ cho các nước EU.
Thực hiện chiến lược dầu mỏ của chính phủ, đến năm 2004, tập đoàn dầu mỏ số 1 của nước Nga Gazprom đã trở thành nhà cung cấp khí đốt duy nhất cho Bosnia-Herzegovia, Estonia, Phần Lan, Macedonia, Latvia, Moldova và Slovakia. Gazprom còn cung cấp tới 50% khí đốt cho các nước EU, trong đó 97% khí cho Bulgaria, gần 90% cho Hungary, 86% cho Ba Lan, 75% cho Czech, 36% cho Đức, 25% cho Pháp... Phó chủ tịch Gazpromb Dmitry Medvedev (ứng cử viên tổng thống Nga 2008) từng tuyên bố: "Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là cung cấp cho 25% nhu cầu tiêu thụ khí đốt của thế giới. Chúng tôi phải trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất thế giới".
Mạng nhện EU
Năm 2007, Nga đã ký một hợp đồng xây dựng một đường ống dẫn dầu từ Bulgaria tới Hy Lạp. Đây là đường ống dẫn dầu đầu tiên xuyên qua lãnh thổ các nước EU, giúp Nga vận chuyển dầu từ Trung Á thẳng tới EU, tránh được Thổ Nhĩ Kỳ, nơi luôn xảy ra bất ổn. Với Đức, Nga cũng đã khởi động việc xây dựng một đường ống ngầm dưới biển Baltic, tránh được Ba Lan và Ukraine. Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder từng nói rằng hệ thống dẫn dầu này sẽ khiến việc cung cấp dầu lửa cho châu Âu an toàn hơn. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu quốc phòng Thụy Điển (SDRA) cho rằng đường ống dẫn dầu này sẽ phân chia EU và làm EU trở nên phụ thuộc Nga hơn bởi nó cho phép Nga có thể ngừng cung cấp dầu lửa cho Ukraine, Ba Lan và Belarus nhưng lại không ảnh hưởng tới những "khách hàng" quan trọng hơn là Đức, và tương lai là Anh, Hà Lan.
Với khu vực phía nam, Nga cũng đã có một đường ống dẫn dầu mang tên Blue Stream băng qua Biển Đen để cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện Nga đang quan tâm đến việc kéo dài đường ống này tới Hungary. Nếu dự án này thành công, Nga sẽ có được một đường ống dẫn dầu từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Áo. Như vậy, với một hệ thống đường ống dài khoảng 150.000 km, Nga đã được coi là nước có hệ thống đường ống dài nhất thế giới hiện nay.
Dầu mỏ, khí đốt có thể mua được từ nhiều nơi, nên việc phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn dầu mỏ của Nga đã khiến nhiều thành viên EU lo ngại. Đặc biệt, sau sự kiện Nga tạm ngưng cung cấp cho Ukraine (2006) vì không thỏa thuận được giá mới, buộc Belarus phải mua khí đốt với giá mới cao hơn 4 lần so với giá cũ... đã minh chứng cho mối lo ngại này.
Thôn tính
Dưới sự ủng hộ triệt để của chính phủ, Tập đoàn Gazprom không chỉ dừng lại ở việc ký kết ngày càng nhiều hợp đồng cung cấp dầu lửa cho các nước EU cũng như vươn xa đường ống dẫn dầu dọc ngang châu Âu mà còn không ngừng đầu tư, mua lại cổ phần từ các đơn vị phụ trách cơ sở hạ tầng cung cấp khí đốt tại EU. Hiện Gazprom sở hữu 35% cổ phần trong Công ty phân phối khí đốt Wingas (Đức), 10% trong đường ống xuyên quốc gia giữa Bỉ - Anh và nhiều cổ phần trong một số nhà phân phối khí đốt lớn của các nước vùng Baltic. Gazprom còn có tham vọng mua cổ phần không nhỏ trong ngành điện lực, dầu lửa, khí đốt hóa lỏng tại nhiều nước trên thế giới.
Mặc dù nhận thức được những rủi ro khi phải đặt toàn bộ nhu cầu năng lượng vào Nga, nhưng nhiều nước EU lại tỏ ra không hề xa lánh Nga. Ngay từ khi Gazprom bắt đầu thực hiện kế hoạch chiến lược của họ ở khắp châu Âu, các nước thành viên EU đã mở cửa để đón tập đoàn này. Bỉ tuyên bố rằng họ chẳng có lý do gì để không cho phép Gazprom đầu tư vào những cơ sở hạ tầng phục vụ việc phân phối khí đốt của họ. Ngược lại, Nga lại rất khó khăn trong việc cho phép những tập đoàn dầu lửa bên ngoài đầu tư vào các dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên của họ. Gazprom đã tìm mọi cách để "ép" Tập đoàn Shell phải nhượng lại dự án Sakhalin-2 ở Viễn Đông, ngăn chặn dự án khai thác khí đốt của BP ở Đông Siberia và các dự án khai thác dầu của Tập đoàn Shtokman trên biển Barents.
Bên cạnh đó, Nga cũng tìm mọi cách để hòa nhập cộng đồng sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. Tháng 4.2007, Nga tham dự một cuộc hội thảo với Tổ chức các quốc gia sản xuất dầu lửa (OPEC) tại Qatar để bàn về giá cả của khí đốt và được đề nghị chủ trì cho các nghiên cứu tới đây của OPEC về vấn đề này. Gazprom cũng đã ký một văn bản ghi nhớ với Tập đoàn dầu lửa Sonatrach của Algeria (quốc gia có lượng dự trữ khí đốt đứng thứ 3 thế giới sau Nga, Na Uy) trong việc hợp tác sản xuất khí đốt. Người ta đã lo ngại rằng với 60% trữ lượng khí đốt nằm tại 3 nước là Nga, Iran và Qatar thì việc các nước này thống nhất được giá xuất khẩu vào một ngày nào đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của các nước nhập khẩu nguồn năng lượng tối quan trọng này. (Còn tiếp)
Hiếu Lê
theo Thanh niên oline.
Một cơ sở thuộc đường ống Blue Stream dẫn khí đốt từ Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: AFP
Kỳ 1: Sự phụ thuộc của châu Âu
Trong nhiều năm qua, Nga đã sử dụng dầu mỏ không chỉ nhằm phục vụ lợi ích kinh tế mà còn được coi như một vũ khí lợi hại để chi phối châu Âu.
Những phụ thuộc sống còn
Theo nhiều chuyên gia phân tích chính trị trên thế giới, việc Liên bang Xô Viết tan rã vào những năm 90 được coi là sự kiện quan trọng nhất thế kỷ 20. Đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về những nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của cường quốc một thời này. Tuy còn nhiều bất đồng, nhưng có nhiều ý kiến cùng cho rằng các nhà lãnh đạo Xô Viết, ngoài việc tạo ra một cường quốc về quân sự, đã không có được "vũ khí kinh tế" đủ mạnh để chi phối các nước trong liên bang, châu Âu và các quốc gia khác. Đây là nhân tố quyết định trong các nhân tố chính (chính trị, kinh tế và quân sự) để biến một quốc gia có thể trở thành cường quốc và ràng buộc được các quốc gia khác.
Sau khi nhận nước Nga từ tay người tiền nhiệm Boris Yeltsin, Tổng thống Vladimir Putin đã tìm ra và khắc phục được sai lầm của người đi trước, biến nguồn dầu mỏ nước Nga thành một vũ khí lợi hại để quyết tâm giành lại vị thế cho nước Nga. Dưới thời Liên Xô, nguồn dầu mỏ khổng lồ được sử dụng gần như một loại hàng hóa thông thường để thu lợi nhuận thuần túy. Đến thời Tổng thống Putin, dầu mỏ và khí đốt đã không chỉ là hàng hóa mà còn là một công cụ hữu hiệu để nước Nga nâng cao ảnh hưởng, ràng buộc các nước khác. Theo tờ The Economist, để sử dụng dầu mỏ như một công cụ gây ảnh hưởng, chi phối các quốc gia khác, Nga hiện đã thỏa mãn được ba điều kiện không thể thiếu, đó là: kiểm soát toàn bộ nguồn dự trữ, việc sản xuất dầu mỏ trên toàn quốc; kiểm soát tất cả hệ thống đường ống dẫn dầu trên toàn quốc và tới các nước láng giềng; và thiết lập được những hợp đồng dài hạn và chắc chắn về cung cấp dầu mỏ cho các nước EU.
Thực hiện chiến lược dầu mỏ của chính phủ, đến năm 2004, tập đoàn dầu mỏ số 1 của nước Nga Gazprom đã trở thành nhà cung cấp khí đốt duy nhất cho Bosnia-Herzegovia, Estonia, Phần Lan, Macedonia, Latvia, Moldova và Slovakia. Gazprom còn cung cấp tới 50% khí đốt cho các nước EU, trong đó 97% khí cho Bulgaria, gần 90% cho Hungary, 86% cho Ba Lan, 75% cho Czech, 36% cho Đức, 25% cho Pháp... Phó chủ tịch Gazpromb Dmitry Medvedev (ứng cử viên tổng thống Nga 2008) từng tuyên bố: "Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là cung cấp cho 25% nhu cầu tiêu thụ khí đốt của thế giới. Chúng tôi phải trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất thế giới".
Mạng nhện EU
Năm 2007, Nga đã ký một hợp đồng xây dựng một đường ống dẫn dầu từ Bulgaria tới Hy Lạp. Đây là đường ống dẫn dầu đầu tiên xuyên qua lãnh thổ các nước EU, giúp Nga vận chuyển dầu từ Trung Á thẳng tới EU, tránh được Thổ Nhĩ Kỳ, nơi luôn xảy ra bất ổn. Với Đức, Nga cũng đã khởi động việc xây dựng một đường ống ngầm dưới biển Baltic, tránh được Ba Lan và Ukraine. Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder từng nói rằng hệ thống dẫn dầu này sẽ khiến việc cung cấp dầu lửa cho châu Âu an toàn hơn. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu quốc phòng Thụy Điển (SDRA) cho rằng đường ống dẫn dầu này sẽ phân chia EU và làm EU trở nên phụ thuộc Nga hơn bởi nó cho phép Nga có thể ngừng cung cấp dầu lửa cho Ukraine, Ba Lan và Belarus nhưng lại không ảnh hưởng tới những "khách hàng" quan trọng hơn là Đức, và tương lai là Anh, Hà Lan.
Với khu vực phía nam, Nga cũng đã có một đường ống dẫn dầu mang tên Blue Stream băng qua Biển Đen để cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện Nga đang quan tâm đến việc kéo dài đường ống này tới Hungary. Nếu dự án này thành công, Nga sẽ có được một đường ống dẫn dầu từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Áo. Như vậy, với một hệ thống đường ống dài khoảng 150.000 km, Nga đã được coi là nước có hệ thống đường ống dài nhất thế giới hiện nay.
Dầu mỏ, khí đốt có thể mua được từ nhiều nơi, nên việc phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn dầu mỏ của Nga đã khiến nhiều thành viên EU lo ngại. Đặc biệt, sau sự kiện Nga tạm ngưng cung cấp cho Ukraine (2006) vì không thỏa thuận được giá mới, buộc Belarus phải mua khí đốt với giá mới cao hơn 4 lần so với giá cũ... đã minh chứng cho mối lo ngại này.
Thôn tính
Dưới sự ủng hộ triệt để của chính phủ, Tập đoàn Gazprom không chỉ dừng lại ở việc ký kết ngày càng nhiều hợp đồng cung cấp dầu lửa cho các nước EU cũng như vươn xa đường ống dẫn dầu dọc ngang châu Âu mà còn không ngừng đầu tư, mua lại cổ phần từ các đơn vị phụ trách cơ sở hạ tầng cung cấp khí đốt tại EU. Hiện Gazprom sở hữu 35% cổ phần trong Công ty phân phối khí đốt Wingas (Đức), 10% trong đường ống xuyên quốc gia giữa Bỉ - Anh và nhiều cổ phần trong một số nhà phân phối khí đốt lớn của các nước vùng Baltic. Gazprom còn có tham vọng mua cổ phần không nhỏ trong ngành điện lực, dầu lửa, khí đốt hóa lỏng tại nhiều nước trên thế giới.
Mặc dù nhận thức được những rủi ro khi phải đặt toàn bộ nhu cầu năng lượng vào Nga, nhưng nhiều nước EU lại tỏ ra không hề xa lánh Nga. Ngay từ khi Gazprom bắt đầu thực hiện kế hoạch chiến lược của họ ở khắp châu Âu, các nước thành viên EU đã mở cửa để đón tập đoàn này. Bỉ tuyên bố rằng họ chẳng có lý do gì để không cho phép Gazprom đầu tư vào những cơ sở hạ tầng phục vụ việc phân phối khí đốt của họ. Ngược lại, Nga lại rất khó khăn trong việc cho phép những tập đoàn dầu lửa bên ngoài đầu tư vào các dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên của họ. Gazprom đã tìm mọi cách để "ép" Tập đoàn Shell phải nhượng lại dự án Sakhalin-2 ở Viễn Đông, ngăn chặn dự án khai thác khí đốt của BP ở Đông Siberia và các dự án khai thác dầu của Tập đoàn Shtokman trên biển Barents.
Bên cạnh đó, Nga cũng tìm mọi cách để hòa nhập cộng đồng sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. Tháng 4.2007, Nga tham dự một cuộc hội thảo với Tổ chức các quốc gia sản xuất dầu lửa (OPEC) tại Qatar để bàn về giá cả của khí đốt và được đề nghị chủ trì cho các nghiên cứu tới đây của OPEC về vấn đề này. Gazprom cũng đã ký một văn bản ghi nhớ với Tập đoàn dầu lửa Sonatrach của Algeria (quốc gia có lượng dự trữ khí đốt đứng thứ 3 thế giới sau Nga, Na Uy) trong việc hợp tác sản xuất khí đốt. Người ta đã lo ngại rằng với 60% trữ lượng khí đốt nằm tại 3 nước là Nga, Iran và Qatar thì việc các nước này thống nhất được giá xuất khẩu vào một ngày nào đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của các nước nhập khẩu nguồn năng lượng tối quan trọng này. (Còn tiếp)
Hiếu Lê
theo Thanh niên oline.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)