2.23.2008
Xuân Mậu Thân trong khu lò gạch
Đăng lại từ Sự kiện và nhân chứng.Thứ Bảy, 02/02/2008, 11:16 (GMT + 7)
Tết Mậu Thân 1968 được lệnh của chỉ huy mặt trận B3, lực lượng vũ trang tỉnh đội Kon Tum gồm: Tiểu đoàn đặc công 406 và Tiểu đoàn bộ binh 304 được giao nhiệm vụ tấn công Dinh tỉnh trưởng và Khu sân bay thị xã Kon Tum. Cùng phối hợp với Trung đoàn 24, Sư đoàn 10 đánh Phân khu 24, là nơi tập trung binh lực, hỏa lực của địch ở Kon Tum.
Lúc đó tôi là trợ lý tổ chức của Ban Chính trị Tỉnh đội Kon Tum, được đi cùng với anh Thuận - Chính trị viên tỉnh đội, chỉ huy trên hướng tấn công của Tiểu đoàn 304.
Đêm 30 Tết trời tối đen như mực, chúng tôi tiếp cận mục tiêu trong điều kiện địa hình trống trải, chúng tôi phải ém quân xung quanh khu lò gạch của dân, chờ hiệu lệnh xung phong. Trong khoảnh khắc giao thời giữa năm cũ sang năm mới, mặc dù tôi đã dồn hết tâm trí vào trận đánh, nhưng lòng vẫn xôn xao một cảm giác khó tả về một cái Tết thật đặc biệt trong đời. Anh Thuận nằm bên cạnh tôi, chắc hẳn cũng nghĩ đến một đêm giao thừa ấm áp ở quê nhà.
Đúng 1 giờ 15 phút, từ hướng Dinh tỉnh trưởng, một ngọn lửa phụt lên kèm theo một tiếng nổ vang dội. Chúng tôi bật dậy đạp hàng rào tiến vào khu sân bay. Hỏa lực của địch từ khu sân bay bắn ra như vãi đạn, đan thành một lưới lửa trước mặt. Chúng tôi xung phong và nhằm mục tiêu nhả đạn quyết liệt. Địch huy động gần trọn vẹn lực lượng trong Khu sân bay, có xe tăng, máy bay yểm trợ liên tục nhào ra hòng đánh bật chúng tôi.
Trong ánh pháo sáng rọi như ban ngày, tôi nhìn rõ anh em mình trúng đạn, rồi gục xuống hy sinh và anh Thuận như lao dưới làn mưa bom, bão đạn đến từng vị trí động viên chúng tôi. Tôi cầm lấy khẩu AK của đồng đội đã hy sinh ở bên cạnh, bật dậy nhằm máy bay địch bắn xối xả. Dưới chân từng mảnh gạch bị đạn địch cày xới đập vào đau điếng. Anh Thuận đã ở bên tôi từ lúc nào. Anh cầm áo tôi kéo đi được một đoạn thì một tiếng nổ đanh chát ngay chỗ tôi vừa đứng bắn, hất tôi và anh Thuận văng ra. Tôi thấy toàn thân mình đau ê ẩm. Anh Thuận bò dậy, trườn về phía tôi và hỏi:
- Cậu có bị làm sao không?
- Em không sao – Biết mình đã bị thương nhưng tôi vẫn nói vậy và gượng cười để anh vui.
- Anh xua xua tay rồi nói:
- Không được hy sinh...
- Anh em hy sinh nhiều quá anh ạ - tôi thì thào với anh.
- Tớ biết rồi! Hỏa lực của ta chưa chế áp được hỏa lực của địch.
- Làm sao bây giờ hở anh?
- Chiếm ngay các lò gạch để bảo toàn lực lượng, tránh thương vong cho anh em - anh Thuận ra lệnh.
Chúng tôi chiếm được một lò gạch để đặt vị trí chỉ huy. Lò chứa đầy gạch, nhưng chưa nung, mùi tanh của bùn còn bốc nồng nặc. Chúng tôi mỗi người chiếm lấy một góc, chuẩn bị ngay một vị trí bắn để đánh địch phản công. Cầm cự đến 5 giờ sáng, cơ số đạn bộ binh và đạn chống tăng bị tiêu hao hai phần ba. Địch tiếp tục đổ quân xuống xung quanh Khu lò gạch, có lẽ chúng định phản công với quy mô lớn, nhưng chưa dám vì không xác định được lực lượng của ta và đã bao lần chúng phản công đều bị chúng tôi đánh bật ra.
12 giờ trưa mồng một Tết nắng như thiêu như đốt. Mấy nắm cơm vắt cứng lại như đá. Bấm móng tay còn không vào được đừng nói ăn. Cũng may bụng không thấy đói. Khói bom đạn còn đặc sệt cuốn lên khét lẹt. Cả người tôi tê dại, mắt cay xè, hai môi dính chặt vào nhau, cổ họng khô rát.
- “Nước? Ai có nước không?”.
Nhìn xung quanh mọi người vẫn nằm bất động trên hố bắn. Họng súng hướng về sân bay.
14 giờ địch đã chuẩn bị phản công, chúng cho trực thăng rải xăng đốt xung quanh khu lò gạch. 17 giờ địch đã bắn pháo sáng sáng rực cả một vùng trời. Chúng tôi vẫn điềm tĩnh củng cố vị trí bắn, chờ địch lên, đánh một trận quyết tử.
Trận đánh đêm đó diễn ra ác liệt, địch và ta thương vong rất nhiều. Chúng tôi rút lui để bảo toàn lực lượng, sau khi đã đánh cho địch một đòn chí mạng.
LÊ XUÂN HỢI kể
NGUYỄN ANH SƠN (ghi)
Tết Mậu Thân 1968 được lệnh của chỉ huy mặt trận B3, lực lượng vũ trang tỉnh đội Kon Tum gồm: Tiểu đoàn đặc công 406 và Tiểu đoàn bộ binh 304 được giao nhiệm vụ tấn công Dinh tỉnh trưởng và Khu sân bay thị xã Kon Tum. Cùng phối hợp với Trung đoàn 24, Sư đoàn 10 đánh Phân khu 24, là nơi tập trung binh lực, hỏa lực của địch ở Kon Tum.
Lúc đó tôi là trợ lý tổ chức của Ban Chính trị Tỉnh đội Kon Tum, được đi cùng với anh Thuận - Chính trị viên tỉnh đội, chỉ huy trên hướng tấn công của Tiểu đoàn 304.
Đêm 30 Tết trời tối đen như mực, chúng tôi tiếp cận mục tiêu trong điều kiện địa hình trống trải, chúng tôi phải ém quân xung quanh khu lò gạch của dân, chờ hiệu lệnh xung phong. Trong khoảnh khắc giao thời giữa năm cũ sang năm mới, mặc dù tôi đã dồn hết tâm trí vào trận đánh, nhưng lòng vẫn xôn xao một cảm giác khó tả về một cái Tết thật đặc biệt trong đời. Anh Thuận nằm bên cạnh tôi, chắc hẳn cũng nghĩ đến một đêm giao thừa ấm áp ở quê nhà.
Đúng 1 giờ 15 phút, từ hướng Dinh tỉnh trưởng, một ngọn lửa phụt lên kèm theo một tiếng nổ vang dội. Chúng tôi bật dậy đạp hàng rào tiến vào khu sân bay. Hỏa lực của địch từ khu sân bay bắn ra như vãi đạn, đan thành một lưới lửa trước mặt. Chúng tôi xung phong và nhằm mục tiêu nhả đạn quyết liệt. Địch huy động gần trọn vẹn lực lượng trong Khu sân bay, có xe tăng, máy bay yểm trợ liên tục nhào ra hòng đánh bật chúng tôi.
Trong ánh pháo sáng rọi như ban ngày, tôi nhìn rõ anh em mình trúng đạn, rồi gục xuống hy sinh và anh Thuận như lao dưới làn mưa bom, bão đạn đến từng vị trí động viên chúng tôi. Tôi cầm lấy khẩu AK của đồng đội đã hy sinh ở bên cạnh, bật dậy nhằm máy bay địch bắn xối xả. Dưới chân từng mảnh gạch bị đạn địch cày xới đập vào đau điếng. Anh Thuận đã ở bên tôi từ lúc nào. Anh cầm áo tôi kéo đi được một đoạn thì một tiếng nổ đanh chát ngay chỗ tôi vừa đứng bắn, hất tôi và anh Thuận văng ra. Tôi thấy toàn thân mình đau ê ẩm. Anh Thuận bò dậy, trườn về phía tôi và hỏi:
- Cậu có bị làm sao không?
- Em không sao – Biết mình đã bị thương nhưng tôi vẫn nói vậy và gượng cười để anh vui.
- Anh xua xua tay rồi nói:
- Không được hy sinh...
- Anh em hy sinh nhiều quá anh ạ - tôi thì thào với anh.
- Tớ biết rồi! Hỏa lực của ta chưa chế áp được hỏa lực của địch.
- Làm sao bây giờ hở anh?
- Chiếm ngay các lò gạch để bảo toàn lực lượng, tránh thương vong cho anh em - anh Thuận ra lệnh.
Chúng tôi chiếm được một lò gạch để đặt vị trí chỉ huy. Lò chứa đầy gạch, nhưng chưa nung, mùi tanh của bùn còn bốc nồng nặc. Chúng tôi mỗi người chiếm lấy một góc, chuẩn bị ngay một vị trí bắn để đánh địch phản công. Cầm cự đến 5 giờ sáng, cơ số đạn bộ binh và đạn chống tăng bị tiêu hao hai phần ba. Địch tiếp tục đổ quân xuống xung quanh Khu lò gạch, có lẽ chúng định phản công với quy mô lớn, nhưng chưa dám vì không xác định được lực lượng của ta và đã bao lần chúng phản công đều bị chúng tôi đánh bật ra.
12 giờ trưa mồng một Tết nắng như thiêu như đốt. Mấy nắm cơm vắt cứng lại như đá. Bấm móng tay còn không vào được đừng nói ăn. Cũng may bụng không thấy đói. Khói bom đạn còn đặc sệt cuốn lên khét lẹt. Cả người tôi tê dại, mắt cay xè, hai môi dính chặt vào nhau, cổ họng khô rát.
- “Nước? Ai có nước không?”.
Nhìn xung quanh mọi người vẫn nằm bất động trên hố bắn. Họng súng hướng về sân bay.
14 giờ địch đã chuẩn bị phản công, chúng cho trực thăng rải xăng đốt xung quanh khu lò gạch. 17 giờ địch đã bắn pháo sáng sáng rực cả một vùng trời. Chúng tôi vẫn điềm tĩnh củng cố vị trí bắn, chờ địch lên, đánh một trận quyết tử.
Trận đánh đêm đó diễn ra ác liệt, địch và ta thương vong rất nhiều. Chúng tôi rút lui để bảo toàn lực lượng, sau khi đã đánh cho địch một đòn chí mạng.
LÊ XUÂN HỢI kể
NGUYỄN ANH SƠN (ghi)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét