2.23.2008
Cuộc vượt ngục ngoạn mục
Cựu tù Nguyễn Chay (trái) và Đặng Ngọc Chúng (phải) gặp lại má Năm Tịch-người từng che chở cho nhóm vượt ngục đêm 7-5-1973. Ảnh: Tố Oanh
Khao khát được “sổ lồng” luôn hun đúc trong quyết tâm các tù nhân nhỏ tuổi ở nhà lao thiếu nhi Đà Lạt. Trong thời gian nhà lao tồn tại có tổng cộng bảy lần vượt ngục. Trong đó cuộc vượt ngục ngày 7-5-1973 là táo bạo và ngoạn mục nhất, qui mô và số lượng đông nhất với 13 chú bé dũng cảm.
Kế hoạch bên trong
Muốn vượt ngục thì phải diệt ác, “dọn” đi mấy tên trật tự ác nhất, nhằm nới lỏng sự kiểm soát của nhà lao. Nhà lao đã tận dụng những tù nhân thoái hóa, biến chất, nhồi nhét tư tưởng phản động và đào tạo thành lực lượng đàn áp tù nhân cách mạng. Đội ngũ trật tự được củng cố để gia tăng cho mục đích này với Long đầu bò, Nguyễn Cương, Phạm Hà, Nguyễn Lặn… Trong đó, Nguyễn Cương - trưởng ban trật tự - là người cầm đầu với bản chất cực kỳ hung hăng. Nhất cử nhất động của các chiến sĩ đều không lọt qua được mắt Cương. Không thể vượt ngục có tính tổ chức nếu Cương còn đó.
Ngày 23-1-1973, Trần Cồ, Huỳnh Ngọc Huệ, Mai Bốn, Nguyễn Đăng Được và Nguyễn Mẹo được phân công nhiệm vụ. Cương bị năm anh em to khỏe vật ra đánh thương tật hơn 60%, phải nằm viện hơn ba tháng.
Toàn nhà lao chỉ một mình Nguyễn Ẩm (Nguyễn Đình Chỉ) là người ở Đà Lạt. Ẩm bàn với Nguyễn Văn Cần trường hợp ra được sớm anh sẽ liên lạc để đưa anh em ra ngoài. Thông tin liên lạc giữa hai bên sẽ được ghi trên giấy ximăng bằng một loại hóa chất đặc biệt chỉ hiện ra khi hơ trên lửa.
Trong một lần nhà lao cúp nước, giám thị điều động một số tù nhân đi ra ngoài xách nước, Ẩm đã vượt ngục. Cuộc vượt ngục này tuy số lượng ít nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho đợt vượt ngục lớn sau đó. Ra ngoài, Ẩm liên lạc với căn cứ, với chi bộ xã Thái Phiên (nay là P.12, TP Đà Lạt) xây dựng thành một đường dây thông tin liên lạc vào nhà lao qua hình thức giả làm người thân thăm nuôi. Thư được viết trong giấy ximăng như qui ước và được giấu trong ruột bánh mì. Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn.
Kế hoạch đêm 6-5-1973 sẽ vượt ngục. Danh sách vượt ngục tại phòng C lên đến 30 người. Nhưng sáng ngày 6-5, nhà lao bất ngờ có đợt chuyển tù ra Côn Đảo. Số lượng trong danh sách chỉ còn lại 13. Kế hoạch phải nán lại. Cựu tù Đặng Ngọc Chúng lúc đó nhỏ nhất, đầu gối đang bị sưng, được đề nghị ở lại. Chúng khóc nhất quyết đòi đi theo.
Đào thoát
Đêm sau, 7-5-1973, tại phòng C, tất cả quyết tâm bằng mọi giá phải vượt ngục. 9g tối, trong nhà vệ sinh, Trương Công Nhân và Nguyễn Chay thay phiên công kênh nhau dùng móc sắt đục trần nhà. Bên dưới bốn người căng tấm mền hứng xà bần để không gây tiếng động. Nhóm bên ngoài thì hát hò, vỗ tay át tiếng đục.
12g đêm trần nhà đục xong. 13 người bôi lọ nghẹ khắp người lần lượt dỡ ngói thoát lên mái nhà, xé áo buộc vào chân tay bò qua kẽm gai nhằm mục đích cách điện, rồi đu dây xuống đất.
Chân vừa chạm đất là phải nằm sát đất ngay vì đèn ở hai lô cốt quét xa đến trăm mét. Từng người chui xuống cống, rồi thoát tiếp qua năm lớp kẽm gai bán kính gần một cây số, ra được điểm hẹn hàng rào cuối cùng thì đã quá giờ hẹn. Toán quân bộ đội vào đón đã rút đi, để lại ký hiệu cành thông tươi dưới đất chỉ hướng đi như kế hoạch đến được ấp Sào Nam có cơ sở của cách mạng. Phần trời tối mò không định được vị trí, phần chó sủa inh ỏi khiến các chiến sĩ hoảng loạn cắm đầu chạy.
Trương Công Nhân và Ngô Ngọc Công ra trước chạy hướng phải lên đường ray xe lửa đến một xưởng chén ở Trại Mát, thấy đèn sáng choang ngỡ là thành phố bèn chạy ngược trở lại. 11 người còn lại chạy hướng trái qua đồi thông hai mộ tới cổng ấp Thái Phiên biết là sai đường, anh em chạy bám nhau quay trở lại hồ Than Thở để vượt lên con đường đất nhỏ nơi giáp với đường ray xe lửa. Đó là điểm hẹn thứ hai. Nhân và Công gặp lại đồng đội, chưa kịp vui mừng thì kiểm quân lại thấy lạc mất hai người là Trần Công Khanh và Ngô Bê (hôm sau bị địch bắt lại).
Như đã qui ước trong thư gửi vào nhà lao, đến đây thì ném ba viên đá vào chòi chứa phân sẽ có người ra đón, nhưng chờ mãi không thấy vì lệch giờ qui định, cơ sở nghĩ cuộc vượt ngục bất thành. Nỗi lo âu hiện rõ trên từng người khi tiếp tục di chuyển qua điểm hẹn thứ ba. Trời đã bắt đầu sáng. Không thể đi tới, cũng không đi lui lại được. Đói và rét. Trên người chỉ độc nhất cái quần đùi tả tơi. 11 người chia nhau thành nhóm nhỏ trầm mình dưới suối, lấy cỏ khô phủ lên người, chỉ chừa mắt và mũi để thở. Ngày trôi qua dài kinh khủng trong mưa rỉ rả.
Đêm, 11 người dìu nhau vào vườn rau hái bắp cải và cà rốt ăn cho đỡ đói, sau đó đi tiếp theo đường ray tìm nhà cơ sở. “Tìm nhà nào nghèo nhất thì vào xin tá túc”, các chiến sĩ bàn tính. Nhưng trong đêm tối làm sao biết được nhà nào nghèo? Đến 9g ngày 8-5, các chiến sĩ quyết định gõ cửa nhà má Năm Tịch, không hề biết đây là một cơ sở cách mạng ở ấp Sào Nam. Má Năm lúc đó đang ở cữ, thấy mấy đứa nhỏ lem luốc thập thò biết là tù thiếu nhi vượt ngục.
Má Năm móm mém kể lại: “Đứa nào đứa nấy đầy bùn sình đen thùi. Lấy hết quần áo của tui và con nhỏ phụ việc chia cho mấy đứa tắm rửa xong mặc. Nấu nồi cơm bự xự, tụi nó ăn một hơi hết sạch. 3 giờ sáng dậy nấu tiếp nồi nữa mà tụi nhỏ ăn cũng hết trơn”. Sáng, má mang các chiến sĩ nhỏ giấu dưới mương nước. Riêng Đặng Ngọc Chúng bị sốt, chân sưng vù được ở lại để đưa đi thầy thuốc. Trời tối, các chiến sĩ được chia về các nhà cơ sở cách mạng và ở lại cứ lõm Sào Nam thêm một tuần trăng, rồi ra cứ ở rừng gia nhập cánh quân bộ đội Đà Lạt.
Các em hỡi vì sao em cầm súng
Em hiểu rằng: vì tổ quốc đau thương
Vì non sông làng mạc phố phường
Vì trường học, mái nhà em yêu quí
Đã tan nát dưới làn bom đạn Mỹ
Bao năm rồi trút xuống quê ta.
Lê Văn Thơm viết khi chứng kiến phiên tòa ngày 27-3-1970 xét xử chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi Nguyễn Đăng Được 20 năm tù khổ sai, 10 năm biệt xứ.
* * *
Ông Ngô Tùng Chinh, trưởng ban liên lạc cựu tù nhà lao thiếu nhi Đà Lạt, cho biết không thể nào thực hiện được âm mưu đã đề ra, nhà cầm quyền đã thực hiện một chủ trương mới nhưng rất cũ, đó là chuyển các chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi còn lại về các nhà lao địa phương, nhập vào đội ngũ các chiến sĩ cách mạng lớn tuổi để tiếp tục thực hiện cam kết trao trả tù nhân theo tinh thần của hiệp định Paris. Tháng 6-1973, nhà lao thiếu nhi Đà Lạt bị xóa sổ thay vì kết thúc cùng thời điểm với các nhà lao khác như Côn Đảo, Chí Hòa, Tân Hiệp… vào ngày 30-4-1975. Đây là lần đầu tiên và duy nhất một nhà tù chính trị do các chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi đấu tranh và thắng lợi, buộc nhà cầm quyền phải giải tán nhà lao.
Theo TỐ OANH (tuôitrẻ Online)
Khao khát được “sổ lồng” luôn hun đúc trong quyết tâm các tù nhân nhỏ tuổi ở nhà lao thiếu nhi Đà Lạt. Trong thời gian nhà lao tồn tại có tổng cộng bảy lần vượt ngục. Trong đó cuộc vượt ngục ngày 7-5-1973 là táo bạo và ngoạn mục nhất, qui mô và số lượng đông nhất với 13 chú bé dũng cảm.
Kế hoạch bên trong
Muốn vượt ngục thì phải diệt ác, “dọn” đi mấy tên trật tự ác nhất, nhằm nới lỏng sự kiểm soát của nhà lao. Nhà lao đã tận dụng những tù nhân thoái hóa, biến chất, nhồi nhét tư tưởng phản động và đào tạo thành lực lượng đàn áp tù nhân cách mạng. Đội ngũ trật tự được củng cố để gia tăng cho mục đích này với Long đầu bò, Nguyễn Cương, Phạm Hà, Nguyễn Lặn… Trong đó, Nguyễn Cương - trưởng ban trật tự - là người cầm đầu với bản chất cực kỳ hung hăng. Nhất cử nhất động của các chiến sĩ đều không lọt qua được mắt Cương. Không thể vượt ngục có tính tổ chức nếu Cương còn đó.
Ngày 23-1-1973, Trần Cồ, Huỳnh Ngọc Huệ, Mai Bốn, Nguyễn Đăng Được và Nguyễn Mẹo được phân công nhiệm vụ. Cương bị năm anh em to khỏe vật ra đánh thương tật hơn 60%, phải nằm viện hơn ba tháng.
Toàn nhà lao chỉ một mình Nguyễn Ẩm (Nguyễn Đình Chỉ) là người ở Đà Lạt. Ẩm bàn với Nguyễn Văn Cần trường hợp ra được sớm anh sẽ liên lạc để đưa anh em ra ngoài. Thông tin liên lạc giữa hai bên sẽ được ghi trên giấy ximăng bằng một loại hóa chất đặc biệt chỉ hiện ra khi hơ trên lửa.
Trong một lần nhà lao cúp nước, giám thị điều động một số tù nhân đi ra ngoài xách nước, Ẩm đã vượt ngục. Cuộc vượt ngục này tuy số lượng ít nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho đợt vượt ngục lớn sau đó. Ra ngoài, Ẩm liên lạc với căn cứ, với chi bộ xã Thái Phiên (nay là P.12, TP Đà Lạt) xây dựng thành một đường dây thông tin liên lạc vào nhà lao qua hình thức giả làm người thân thăm nuôi. Thư được viết trong giấy ximăng như qui ước và được giấu trong ruột bánh mì. Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn.
Kế hoạch đêm 6-5-1973 sẽ vượt ngục. Danh sách vượt ngục tại phòng C lên đến 30 người. Nhưng sáng ngày 6-5, nhà lao bất ngờ có đợt chuyển tù ra Côn Đảo. Số lượng trong danh sách chỉ còn lại 13. Kế hoạch phải nán lại. Cựu tù Đặng Ngọc Chúng lúc đó nhỏ nhất, đầu gối đang bị sưng, được đề nghị ở lại. Chúng khóc nhất quyết đòi đi theo.
Đào thoát
Đêm sau, 7-5-1973, tại phòng C, tất cả quyết tâm bằng mọi giá phải vượt ngục. 9g tối, trong nhà vệ sinh, Trương Công Nhân và Nguyễn Chay thay phiên công kênh nhau dùng móc sắt đục trần nhà. Bên dưới bốn người căng tấm mền hứng xà bần để không gây tiếng động. Nhóm bên ngoài thì hát hò, vỗ tay át tiếng đục.
12g đêm trần nhà đục xong. 13 người bôi lọ nghẹ khắp người lần lượt dỡ ngói thoát lên mái nhà, xé áo buộc vào chân tay bò qua kẽm gai nhằm mục đích cách điện, rồi đu dây xuống đất.
Chân vừa chạm đất là phải nằm sát đất ngay vì đèn ở hai lô cốt quét xa đến trăm mét. Từng người chui xuống cống, rồi thoát tiếp qua năm lớp kẽm gai bán kính gần một cây số, ra được điểm hẹn hàng rào cuối cùng thì đã quá giờ hẹn. Toán quân bộ đội vào đón đã rút đi, để lại ký hiệu cành thông tươi dưới đất chỉ hướng đi như kế hoạch đến được ấp Sào Nam có cơ sở của cách mạng. Phần trời tối mò không định được vị trí, phần chó sủa inh ỏi khiến các chiến sĩ hoảng loạn cắm đầu chạy.
Trương Công Nhân và Ngô Ngọc Công ra trước chạy hướng phải lên đường ray xe lửa đến một xưởng chén ở Trại Mát, thấy đèn sáng choang ngỡ là thành phố bèn chạy ngược trở lại. 11 người còn lại chạy hướng trái qua đồi thông hai mộ tới cổng ấp Thái Phiên biết là sai đường, anh em chạy bám nhau quay trở lại hồ Than Thở để vượt lên con đường đất nhỏ nơi giáp với đường ray xe lửa. Đó là điểm hẹn thứ hai. Nhân và Công gặp lại đồng đội, chưa kịp vui mừng thì kiểm quân lại thấy lạc mất hai người là Trần Công Khanh và Ngô Bê (hôm sau bị địch bắt lại).
Như đã qui ước trong thư gửi vào nhà lao, đến đây thì ném ba viên đá vào chòi chứa phân sẽ có người ra đón, nhưng chờ mãi không thấy vì lệch giờ qui định, cơ sở nghĩ cuộc vượt ngục bất thành. Nỗi lo âu hiện rõ trên từng người khi tiếp tục di chuyển qua điểm hẹn thứ ba. Trời đã bắt đầu sáng. Không thể đi tới, cũng không đi lui lại được. Đói và rét. Trên người chỉ độc nhất cái quần đùi tả tơi. 11 người chia nhau thành nhóm nhỏ trầm mình dưới suối, lấy cỏ khô phủ lên người, chỉ chừa mắt và mũi để thở. Ngày trôi qua dài kinh khủng trong mưa rỉ rả.
Đêm, 11 người dìu nhau vào vườn rau hái bắp cải và cà rốt ăn cho đỡ đói, sau đó đi tiếp theo đường ray tìm nhà cơ sở. “Tìm nhà nào nghèo nhất thì vào xin tá túc”, các chiến sĩ bàn tính. Nhưng trong đêm tối làm sao biết được nhà nào nghèo? Đến 9g ngày 8-5, các chiến sĩ quyết định gõ cửa nhà má Năm Tịch, không hề biết đây là một cơ sở cách mạng ở ấp Sào Nam. Má Năm lúc đó đang ở cữ, thấy mấy đứa nhỏ lem luốc thập thò biết là tù thiếu nhi vượt ngục.
Má Năm móm mém kể lại: “Đứa nào đứa nấy đầy bùn sình đen thùi. Lấy hết quần áo của tui và con nhỏ phụ việc chia cho mấy đứa tắm rửa xong mặc. Nấu nồi cơm bự xự, tụi nó ăn một hơi hết sạch. 3 giờ sáng dậy nấu tiếp nồi nữa mà tụi nhỏ ăn cũng hết trơn”. Sáng, má mang các chiến sĩ nhỏ giấu dưới mương nước. Riêng Đặng Ngọc Chúng bị sốt, chân sưng vù được ở lại để đưa đi thầy thuốc. Trời tối, các chiến sĩ được chia về các nhà cơ sở cách mạng và ở lại cứ lõm Sào Nam thêm một tuần trăng, rồi ra cứ ở rừng gia nhập cánh quân bộ đội Đà Lạt.
Các em hỡi vì sao em cầm súng
Em hiểu rằng: vì tổ quốc đau thương
Vì non sông làng mạc phố phường
Vì trường học, mái nhà em yêu quí
Đã tan nát dưới làn bom đạn Mỹ
Bao năm rồi trút xuống quê ta.
Lê Văn Thơm viết khi chứng kiến phiên tòa ngày 27-3-1970 xét xử chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi Nguyễn Đăng Được 20 năm tù khổ sai, 10 năm biệt xứ.
* * *
Ông Ngô Tùng Chinh, trưởng ban liên lạc cựu tù nhà lao thiếu nhi Đà Lạt, cho biết không thể nào thực hiện được âm mưu đã đề ra, nhà cầm quyền đã thực hiện một chủ trương mới nhưng rất cũ, đó là chuyển các chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi còn lại về các nhà lao địa phương, nhập vào đội ngũ các chiến sĩ cách mạng lớn tuổi để tiếp tục thực hiện cam kết trao trả tù nhân theo tinh thần của hiệp định Paris. Tháng 6-1973, nhà lao thiếu nhi Đà Lạt bị xóa sổ thay vì kết thúc cùng thời điểm với các nhà lao khác như Côn Đảo, Chí Hòa, Tân Hiệp… vào ngày 30-4-1975. Đây là lần đầu tiên và duy nhất một nhà tù chính trị do các chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi đấu tranh và thắng lợi, buộc nhà cầm quyền phải giải tán nhà lao.
Theo TỐ OANH (tuôitrẻ Online)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét