2.21.2008
Số đo khoảng cách
Lao Động số 9 Ngày 11/01/2008 Cập nhật: 7:45 AM, 11/01/2008
(LĐ) - Trong hỗn độn thông tin về tiền thưởng cuối năm, có một tin buồn đến từ ngành giáo dục. Theo thông tin từ LĐLĐ TPHCM, mức thưởng thấp nhất thuộc về khối giáo dục, từ 50.000 - 200.000 đồng/người, riêng giáo viên mầm non không có đồng nào.
Đối với thành phố lớn còn như vậy, các tỉnh thành khác chắc khó hơn nhiều.
Điều đáng suy nghĩ là sự chênh lệch mức thưởng giữa các khu vực và ngành nghề quá lớn. Nhiều đơn vị có mức thưởng lên đến hàng trăm triệu đồng/người, có đơn vị tiết lộ thưởng cho cán bộ chủ chốt sơ sơ cả tiền tỉ mỗi người.
Dù không muốn nói đến khái niệm bất công xã hội thì chúng ta cũng khó lòng né tránh được thực tiễn. Thôi thì cứ đối diện sự thật, phân tích và tìm ra biện pháp thu ngắn khoảng cách giàu nghèo, cân bằng những lợi ích xã hội.
Chúng ta nói quá nhiều rằng giáo dục là quốc sách, phải ưu tiên cho ngành này vì đó là nền tảng của đất nước hôm nay và bệ phóng cho tương lai. Nói là vậy nhưng thực tế làm được chẳng là bao, đời sống của đội ngũ giáo viên còn rất nhiều khó khăn.
Vào thời điểm mà giá cả tăng vọt từng ngày, một bộ phận rất lớn người lao động, trong đó có giáo viên đang rất khó khăn thì sự hỗ trợ như tiền thưởng là rất cần thiết.
Không chỉ riêng đội ngũ nhà giáo, cán bộ công nhân viên trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, công nhân trong các nhà máy nhận đồng lương ít ỏi và tiền thưởng nhỏ nhoi.
Bộ phận người nghèo này không có khái niệm về con số tăng trưởng, họ chỉ cảm nhận được sự khác biệt trong bữa ăn hằng ngày. Họ không biết đến chỉ số lạm phát một hay hai con số, chỉ biết đồng lương hôm nay không đủ trang trải cho đời sống thường nhật.
Họ không biết lạm phát là cách đánh thuế không biên lai trên từng bó rau và cân gạo mà họ ăn hằng ngày, mà chỉ biết vất vả khó khăn đang đè nặng lên trên đôi vai, vốn đã quá nhọc nhằn của họ.
Người giàu không có lỗi, mỗi chiếc xe hơi họ đi đều phải đóng thuế cho nhà nước. Những người có khả năng hoặc may mắn làm việc ở các doanh nghiệp có mức lương và thưởng cao cũng không có lỗi, họ xứng đáng được hưởng sự giàu có.
Nhà giáo hay cán bộ công nhân viên ở trong các cơ quan nhà nước, công nhân trong các nhà máy cũng không có lỗi đối với sự nghèo của mình vì họ đã làm việc hết trách nhiệm.
Khoảng cách giàu nghèo đang cần thu ngắn bằng đôi tay của Nhà nước. Xã hội công bằng văn minh chính là số đo của khoảng cách này.
Lê Thanh Phong
(LĐ) - Trong hỗn độn thông tin về tiền thưởng cuối năm, có một tin buồn đến từ ngành giáo dục. Theo thông tin từ LĐLĐ TPHCM, mức thưởng thấp nhất thuộc về khối giáo dục, từ 50.000 - 200.000 đồng/người, riêng giáo viên mầm non không có đồng nào.
Đối với thành phố lớn còn như vậy, các tỉnh thành khác chắc khó hơn nhiều.
Điều đáng suy nghĩ là sự chênh lệch mức thưởng giữa các khu vực và ngành nghề quá lớn. Nhiều đơn vị có mức thưởng lên đến hàng trăm triệu đồng/người, có đơn vị tiết lộ thưởng cho cán bộ chủ chốt sơ sơ cả tiền tỉ mỗi người.
Dù không muốn nói đến khái niệm bất công xã hội thì chúng ta cũng khó lòng né tránh được thực tiễn. Thôi thì cứ đối diện sự thật, phân tích và tìm ra biện pháp thu ngắn khoảng cách giàu nghèo, cân bằng những lợi ích xã hội.
Chúng ta nói quá nhiều rằng giáo dục là quốc sách, phải ưu tiên cho ngành này vì đó là nền tảng của đất nước hôm nay và bệ phóng cho tương lai. Nói là vậy nhưng thực tế làm được chẳng là bao, đời sống của đội ngũ giáo viên còn rất nhiều khó khăn.
Vào thời điểm mà giá cả tăng vọt từng ngày, một bộ phận rất lớn người lao động, trong đó có giáo viên đang rất khó khăn thì sự hỗ trợ như tiền thưởng là rất cần thiết.
Không chỉ riêng đội ngũ nhà giáo, cán bộ công nhân viên trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, công nhân trong các nhà máy nhận đồng lương ít ỏi và tiền thưởng nhỏ nhoi.
Bộ phận người nghèo này không có khái niệm về con số tăng trưởng, họ chỉ cảm nhận được sự khác biệt trong bữa ăn hằng ngày. Họ không biết đến chỉ số lạm phát một hay hai con số, chỉ biết đồng lương hôm nay không đủ trang trải cho đời sống thường nhật.
Họ không biết lạm phát là cách đánh thuế không biên lai trên từng bó rau và cân gạo mà họ ăn hằng ngày, mà chỉ biết vất vả khó khăn đang đè nặng lên trên đôi vai, vốn đã quá nhọc nhằn của họ.
Người giàu không có lỗi, mỗi chiếc xe hơi họ đi đều phải đóng thuế cho nhà nước. Những người có khả năng hoặc may mắn làm việc ở các doanh nghiệp có mức lương và thưởng cao cũng không có lỗi, họ xứng đáng được hưởng sự giàu có.
Nhà giáo hay cán bộ công nhân viên ở trong các cơ quan nhà nước, công nhân trong các nhà máy cũng không có lỗi đối với sự nghèo của mình vì họ đã làm việc hết trách nhiệm.
Khoảng cách giàu nghèo đang cần thu ngắn bằng đôi tay của Nhà nước. Xã hội công bằng văn minh chính là số đo của khoảng cách này.
Lê Thanh Phong
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét