2.23.2008
Tại sao Oetmolen chọn Khe Sanh làm “cái chốt chiến lược?”
Quân giải phóng tiến công căn cứ Khe Sanh - 1968
QĐND Online - Đầu năm 1964, Oetmolen nhận trách nhiệm thay Hakin đứng đầu Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam (MACV). Đây là thời điểm mà chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đã bị phá sản. Mỹ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân Mỹ vào trực tiếp chiến đấu ở miền Nam Việt Nam. Vì thế Bộ Tư lệnh MACV do Oetmolen đứng đầu thường được gọi là “Lầu Năm góc phương Đông”.
Tuy nắm trong tay một lực lượng quân sự đông tới hơn nửa triệu quân Mỹ, cùng hơn một triệu quân nguỵ, với những vũ khí, trang bị vào loại hiện đại nhất hồi bấy giờ, nhưng cuối cùng Oetmolen cũng không ngăn nổi cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta ở miền Nam, đồng thời lại phải chịu thêm những thiệt hại nặng nề và phải rút khỏi Khe Sanh – nơi mà chính Oetmolen đã chọn làm “cái chốt chiến lược” để “ngăn chặn sự chi viện của đối phương từ miền Bắc vào miền Nam”. Đây là thất bại kép và đau đớn nhất trong cuộc đời binh nghiệp chinh chiến mấy chục năm liền trên các chiến trường châu Âu và châu Á của ông ta.
Phải nói rằng trước khi đặt chân tới Việt Nam, Oetmolen đã được giới quân sự Mỹ đánh giá là “tư lệnh hoàn hảo”, được ca ngợi là viên tướng “đánh đâu thắng đấy”, là vị tướng vừa có thực tế và kinh nghiệm chiến đấu, lại vừa có lý luận mang tính chiến lược, vừa giỏi công tác tham mưu lại vừa tinh thông, nhanh nhạy trên cương vị tư lệnh chiến trường.
Nhiệm vụ quan trọng nhất và cũng là “khó khăn, phức tạp nhất” khi sang Việt Nam, như chính ông ta đã thừa nhận trong cuốn hồi ký “Một người lính báo cáo” là phải làm thế nào để ngăn chặn bằng được sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam về cả sức người lẫn sức của, vì chỉ có như vậy mới có thể thực hiện “tìm và diệt được lực lượng Việt cộng ở miền Nam”, tiến tới “bình định” toàn bộ miền Nam Việt Nam.
Trong hồi ký trên của mình, Oetmolen viết:
Lần đầu tiên tôi nhìn thấy Khe Sanh là giữa năm 1964, sau khi tôi được cử giữ chức Tư lệnh MACV. Ngay từ buổi đó, tôi đã phát hiện thấy cao nguyên Khe Sanh giữ một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng ở chỗ, có thể:
- Cắm ở đây một cái chốt, khoá chặt con đường thâm nhập của Cộng sản từ Lào qua đường 9 vào Nam Việt Nam;
- Dựng ở đây một tiền đồn bảo vệ dải đất hẹp phía nam giới tuyến quân sự;
- Thiết lập một trại biệt kích phục vụ cho những hoạt động phá hoại các hậu cứ của địch đặt ở bên kia biên giới Lào. Khe Sanh có thể coi như chiếc cầu “bập bênh” tung biệt kích vào Lào rồi lại nhanh chóng rút về (để tránh sự lên án là vi phạm biên giới Lào);
- Xây dựng một căn cứ mặt đất, chặt đứt đường mòn Hồ Chí Minh;
- Xây dựng một sân bay thường trực, làm nhiệm vụ thường xuyên quan sát, giám sát mọi hành động đi lại, vận chuyển của đối phương trên đường mòn từ Bắc vào Nam để đưa bộ binh tới tiến công tiêu diệt;
- Trong trường hợp Việt cộng đánh lớn thì chiến đấu với địch ở Khe Sanh vẫn có lợi hơn là ở Quảng Trị”…
Oetmolen viết tiếp:
Trước khi hạ lệnh chiếm lĩnh nơi này, tôi đã nghiên cứu kỹ những điểm có thể so sánh giữa Khe Sanh và Điện Biên thông qua một sĩ quan cấp cao của Pháp đã từng tham gia cuộc chiến tranh Đông Dương là Đại tá Pôn Vannuxem, hiện đang nghỉ hưu. Qua nhiều buổi thảo luận, tôi nhận thấy:
- Điện Biên là một thung lũng nên dễ bị tiến công. Ngược lại, Khe Sanh nằm trên một cao nguyên, đối phương khó tiến đánh.
- Tại Điện Biên, quân Pháp không chiếm lĩnh được bất kỳ một điểm cao nào vây quanh thung lũng nên dễ bị khống chế. Ngược lại, tại Khe Sanh, lính thuỷ đánh bộ kiểm soát được tất cả bốn điểm cao vây quanh là mỏm 558 và mỏm 950 ở phía tây bắc, mỏm 861 và mỏm 881 ở phía nam.
- Tại Điện Biên, quân Pháp không có pháo binh đặt ở bên ngoài thung lũng để yểm trợ cho các cứ điểm nằm ở bên trong. Ngược lại, tại Khe Sanh, ngoài các khẩu đội pháo 105mm, 155mm và khẩu đội cối 4,2ins đặt ở ngay bên trong vị trí, lính thuỷ đánh bộ còn được yểm trợ bằng 16 khẩu pháo cực mạnh 175mm đặt ở bên ngoài, tại căn cứ pháo Ca-rôn, cách Khe Sanh 14 dặm.
- Tại Điện Biên, quân Pháp không có xa lộ nối liền từ hậu phương đến tập đoàn cứ điểm đặt trong thung lũng. Ngược lại, từ những nơi đóng quân của lính thuỷ đánh bộ trong vùng chiến thuật 1, có xa lộ quen thuộc gọi là Đường 9, có thể hành quân ngay cả trong thời tiết mưa phùn.
Một góc căn cứ Khe Sanh
- Tại Điện Biên, quân Pháp chỉ có sân bay nhỏ và khi bị cắt đứt sân bay cũng chỉ thả dù được trên một diện tích hẹp. Ngược lại, tại Khe Sanh, vì nằm trên một cao nguyên nên máy bay vận tải cỡ lớn C.130 có thể hạ cánh dễ dàng, bãi thả dù cũng rất rộng.
- Trong cuộc chiến tranh Đông Dương, người Pháp không có máy bay lên thẳng vũ trang, ngoài một số ít chỉ có thể sử dụng để chở thương binh rất hạn chế. Lực lượng không quân Pháp cũng yếu. Ngược lại, Mỹ có rất nhiều máy bay lên thẳng kể cả loại máy bay lên thẳng khổng lồ dùng để chở quân nhu, vũ khí tới Khe Sanh. Lực lượng không quân yểm trợ cho Khe Sanh cũng rất mạnh, trong đó có cả máy bay chiến lược B-52 ném bom rải thảm.
- Tại Điện Biên, người Pháp không có con đường nào thuận tiện để di tản quân lính khi cần thiết. Ngược lại, từ Khe Sanh lính thuỷ đánh bộ có thể di tản, nếu cần, bằng cả đường bộ lẫn đường không”.
Rồi Oetmolen kết luận:
“Tôi chỉ thấy có một điểm giống nhau giữa Điên Biên với Khe Sanh, đó là: từ Điện Biên đến Khe Sanh đối phương đều có thể sử dụng pháo để bắn phá ác liệt. Nhưng ta cũng có thể dùng pháo để bắn trả, dùng máy bay ném bom để phá hoại, thậm chí còn có thể dùng cả bom nguyên tử để huỷ diệt”.
Với những tính toán cẩn thận như trên, nên từ giữa năm 1965 đến trước khi nổ ra chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh Xuân-Hè 1968, Oetmolen đã liên tục tăng cường lên khu vực Khe Sanh một lực lượng quân sự lớn, biến Khe Sanh từ một trại “lực lượng đặc biệt” gồm một đại đội lính chiến người dân tộc thiểu số khi mới được thành lập, thành một căn cứ quân sự liên hợp theo đúng ý nghĩa “cái chốt chiến lược” gồm gần 3 sư đoàn với 45.000 quân (có 28.000 quân Mỹ) bao gồm lính thuỷ đánh bộ, lính dù, lính “kỵ binh bay”, lính bộ binh, pháo binh. Chẳng những thế, Oetmolen còn cử viên phó của mình là Trung tướng xe tăng C. Abram “biệt phái” lên vùng 1 chiến thuật, trực tiếp đứng đầu “sở chỉ huy tiền phương” của MACV thiết lập tại vùng này nhằm duy trì sự hiệp đồng tác chiến” giữa các quân, binh chủng.
Dựa vào “địa lợi” cùng một lực lượng quân sự mạnh như vậy, nên khi Khe Sanh bị đối phương bao vây, uy hiếp, bị xe tăng tiến công, bị “giã giò” bằng pháo và súng cối suốt ngày đêm, gây thương vong nặng nề cho lính Mỹ, thì Oetmolen vẫn khẳng định “Khe Sanh là bất khả xâm phạm”, “Khe Sanh không thể trở thành một Điện Biên Phủ thứ hai”. Thậm chí ngay cả khi cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của quân và dân ta đã bùng nổ khắp miền Nam và cố đô Huế bị quân giải phóng chiếm, thì Oetmolen vẫn ngoan cố “cắm chân” một lực lượng lớn quân Mỹ tại Khe Sanh để cố thủ “cái chốt chiến lược”, không rút về hoặc rút một phần về đánh chiếm lại Huế. Ngày 7/2/1968 khi nói chuyện qua điện thoại vô tuyến với Tổng thống Mỹ Johnson, Oetmolen vẫn “thề sẽ giữ vững” Khe Sanh.
Sự bảo thủ và ngoan cố của Oetmolen đã làm cho cả quân Mỹ lẫn quân nguỵ phải chịu những tổn thất nặng nề trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Khu vực Khe Sanh bị vây hãm, bị biến thành cái “cối xay thịt” trong chiến dịch “Đường 9- Khe Sanh” của đối phương, cuối cùng cũng bị Cộng sản phá vỡ.
Vậy là “cái chốt chiến lược” của Oetmolen ở Khe Sanh đã biến thành “cái bẫy của Cộng sản”. Thất bại kép này của Oetmolen là nguyên nhân khiến Tổng thống Johnson phải triệu hồi ông ta về Mỹ.
Quang Vân
Theo Sự kiện và nhân chứng Thứ Bảy, 23/02/2008, 10:53 (GMT + 7)
QĐND Online - Đầu năm 1964, Oetmolen nhận trách nhiệm thay Hakin đứng đầu Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam (MACV). Đây là thời điểm mà chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đã bị phá sản. Mỹ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân Mỹ vào trực tiếp chiến đấu ở miền Nam Việt Nam. Vì thế Bộ Tư lệnh MACV do Oetmolen đứng đầu thường được gọi là “Lầu Năm góc phương Đông”.
Tuy nắm trong tay một lực lượng quân sự đông tới hơn nửa triệu quân Mỹ, cùng hơn một triệu quân nguỵ, với những vũ khí, trang bị vào loại hiện đại nhất hồi bấy giờ, nhưng cuối cùng Oetmolen cũng không ngăn nổi cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta ở miền Nam, đồng thời lại phải chịu thêm những thiệt hại nặng nề và phải rút khỏi Khe Sanh – nơi mà chính Oetmolen đã chọn làm “cái chốt chiến lược” để “ngăn chặn sự chi viện của đối phương từ miền Bắc vào miền Nam”. Đây là thất bại kép và đau đớn nhất trong cuộc đời binh nghiệp chinh chiến mấy chục năm liền trên các chiến trường châu Âu và châu Á của ông ta.
Phải nói rằng trước khi đặt chân tới Việt Nam, Oetmolen đã được giới quân sự Mỹ đánh giá là “tư lệnh hoàn hảo”, được ca ngợi là viên tướng “đánh đâu thắng đấy”, là vị tướng vừa có thực tế và kinh nghiệm chiến đấu, lại vừa có lý luận mang tính chiến lược, vừa giỏi công tác tham mưu lại vừa tinh thông, nhanh nhạy trên cương vị tư lệnh chiến trường.
Nhiệm vụ quan trọng nhất và cũng là “khó khăn, phức tạp nhất” khi sang Việt Nam, như chính ông ta đã thừa nhận trong cuốn hồi ký “Một người lính báo cáo” là phải làm thế nào để ngăn chặn bằng được sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam về cả sức người lẫn sức của, vì chỉ có như vậy mới có thể thực hiện “tìm và diệt được lực lượng Việt cộng ở miền Nam”, tiến tới “bình định” toàn bộ miền Nam Việt Nam.
Trong hồi ký trên của mình, Oetmolen viết:
Lần đầu tiên tôi nhìn thấy Khe Sanh là giữa năm 1964, sau khi tôi được cử giữ chức Tư lệnh MACV. Ngay từ buổi đó, tôi đã phát hiện thấy cao nguyên Khe Sanh giữ một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng ở chỗ, có thể:
- Cắm ở đây một cái chốt, khoá chặt con đường thâm nhập của Cộng sản từ Lào qua đường 9 vào Nam Việt Nam;
- Dựng ở đây một tiền đồn bảo vệ dải đất hẹp phía nam giới tuyến quân sự;
- Thiết lập một trại biệt kích phục vụ cho những hoạt động phá hoại các hậu cứ của địch đặt ở bên kia biên giới Lào. Khe Sanh có thể coi như chiếc cầu “bập bênh” tung biệt kích vào Lào rồi lại nhanh chóng rút về (để tránh sự lên án là vi phạm biên giới Lào);
- Xây dựng một căn cứ mặt đất, chặt đứt đường mòn Hồ Chí Minh;
- Xây dựng một sân bay thường trực, làm nhiệm vụ thường xuyên quan sát, giám sát mọi hành động đi lại, vận chuyển của đối phương trên đường mòn từ Bắc vào Nam để đưa bộ binh tới tiến công tiêu diệt;
- Trong trường hợp Việt cộng đánh lớn thì chiến đấu với địch ở Khe Sanh vẫn có lợi hơn là ở Quảng Trị”…
Oetmolen viết tiếp:
Trước khi hạ lệnh chiếm lĩnh nơi này, tôi đã nghiên cứu kỹ những điểm có thể so sánh giữa Khe Sanh và Điện Biên thông qua một sĩ quan cấp cao của Pháp đã từng tham gia cuộc chiến tranh Đông Dương là Đại tá Pôn Vannuxem, hiện đang nghỉ hưu. Qua nhiều buổi thảo luận, tôi nhận thấy:
- Điện Biên là một thung lũng nên dễ bị tiến công. Ngược lại, Khe Sanh nằm trên một cao nguyên, đối phương khó tiến đánh.
- Tại Điện Biên, quân Pháp không chiếm lĩnh được bất kỳ một điểm cao nào vây quanh thung lũng nên dễ bị khống chế. Ngược lại, tại Khe Sanh, lính thuỷ đánh bộ kiểm soát được tất cả bốn điểm cao vây quanh là mỏm 558 và mỏm 950 ở phía tây bắc, mỏm 861 và mỏm 881 ở phía nam.
- Tại Điện Biên, quân Pháp không có pháo binh đặt ở bên ngoài thung lũng để yểm trợ cho các cứ điểm nằm ở bên trong. Ngược lại, tại Khe Sanh, ngoài các khẩu đội pháo 105mm, 155mm và khẩu đội cối 4,2ins đặt ở ngay bên trong vị trí, lính thuỷ đánh bộ còn được yểm trợ bằng 16 khẩu pháo cực mạnh 175mm đặt ở bên ngoài, tại căn cứ pháo Ca-rôn, cách Khe Sanh 14 dặm.
- Tại Điện Biên, quân Pháp không có xa lộ nối liền từ hậu phương đến tập đoàn cứ điểm đặt trong thung lũng. Ngược lại, từ những nơi đóng quân của lính thuỷ đánh bộ trong vùng chiến thuật 1, có xa lộ quen thuộc gọi là Đường 9, có thể hành quân ngay cả trong thời tiết mưa phùn.
Một góc căn cứ Khe Sanh
- Tại Điện Biên, quân Pháp chỉ có sân bay nhỏ và khi bị cắt đứt sân bay cũng chỉ thả dù được trên một diện tích hẹp. Ngược lại, tại Khe Sanh, vì nằm trên một cao nguyên nên máy bay vận tải cỡ lớn C.130 có thể hạ cánh dễ dàng, bãi thả dù cũng rất rộng.
- Trong cuộc chiến tranh Đông Dương, người Pháp không có máy bay lên thẳng vũ trang, ngoài một số ít chỉ có thể sử dụng để chở thương binh rất hạn chế. Lực lượng không quân Pháp cũng yếu. Ngược lại, Mỹ có rất nhiều máy bay lên thẳng kể cả loại máy bay lên thẳng khổng lồ dùng để chở quân nhu, vũ khí tới Khe Sanh. Lực lượng không quân yểm trợ cho Khe Sanh cũng rất mạnh, trong đó có cả máy bay chiến lược B-52 ném bom rải thảm.
- Tại Điện Biên, người Pháp không có con đường nào thuận tiện để di tản quân lính khi cần thiết. Ngược lại, từ Khe Sanh lính thuỷ đánh bộ có thể di tản, nếu cần, bằng cả đường bộ lẫn đường không”.
Rồi Oetmolen kết luận:
“Tôi chỉ thấy có một điểm giống nhau giữa Điên Biên với Khe Sanh, đó là: từ Điện Biên đến Khe Sanh đối phương đều có thể sử dụng pháo để bắn phá ác liệt. Nhưng ta cũng có thể dùng pháo để bắn trả, dùng máy bay ném bom để phá hoại, thậm chí còn có thể dùng cả bom nguyên tử để huỷ diệt”.
Với những tính toán cẩn thận như trên, nên từ giữa năm 1965 đến trước khi nổ ra chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh Xuân-Hè 1968, Oetmolen đã liên tục tăng cường lên khu vực Khe Sanh một lực lượng quân sự lớn, biến Khe Sanh từ một trại “lực lượng đặc biệt” gồm một đại đội lính chiến người dân tộc thiểu số khi mới được thành lập, thành một căn cứ quân sự liên hợp theo đúng ý nghĩa “cái chốt chiến lược” gồm gần 3 sư đoàn với 45.000 quân (có 28.000 quân Mỹ) bao gồm lính thuỷ đánh bộ, lính dù, lính “kỵ binh bay”, lính bộ binh, pháo binh. Chẳng những thế, Oetmolen còn cử viên phó của mình là Trung tướng xe tăng C. Abram “biệt phái” lên vùng 1 chiến thuật, trực tiếp đứng đầu “sở chỉ huy tiền phương” của MACV thiết lập tại vùng này nhằm duy trì sự hiệp đồng tác chiến” giữa các quân, binh chủng.
Dựa vào “địa lợi” cùng một lực lượng quân sự mạnh như vậy, nên khi Khe Sanh bị đối phương bao vây, uy hiếp, bị xe tăng tiến công, bị “giã giò” bằng pháo và súng cối suốt ngày đêm, gây thương vong nặng nề cho lính Mỹ, thì Oetmolen vẫn khẳng định “Khe Sanh là bất khả xâm phạm”, “Khe Sanh không thể trở thành một Điện Biên Phủ thứ hai”. Thậm chí ngay cả khi cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của quân và dân ta đã bùng nổ khắp miền Nam và cố đô Huế bị quân giải phóng chiếm, thì Oetmolen vẫn ngoan cố “cắm chân” một lực lượng lớn quân Mỹ tại Khe Sanh để cố thủ “cái chốt chiến lược”, không rút về hoặc rút một phần về đánh chiếm lại Huế. Ngày 7/2/1968 khi nói chuyện qua điện thoại vô tuyến với Tổng thống Mỹ Johnson, Oetmolen vẫn “thề sẽ giữ vững” Khe Sanh.
Sự bảo thủ và ngoan cố của Oetmolen đã làm cho cả quân Mỹ lẫn quân nguỵ phải chịu những tổn thất nặng nề trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Khu vực Khe Sanh bị vây hãm, bị biến thành cái “cối xay thịt” trong chiến dịch “Đường 9- Khe Sanh” của đối phương, cuối cùng cũng bị Cộng sản phá vỡ.
Vậy là “cái chốt chiến lược” của Oetmolen ở Khe Sanh đã biến thành “cái bẫy của Cộng sản”. Thất bại kép này của Oetmolen là nguyên nhân khiến Tổng thống Johnson phải triệu hồi ông ta về Mỹ.
Quang Vân
Theo Sự kiện và nhân chứng Thứ Bảy, 23/02/2008, 10:53 (GMT + 7)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét